Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc kháng sinh tại các vùng nước tự nhiên

26/11/2019 16:11 Tăng trưởng xanh
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash (Úc) mới đây phát hiện các loại thuốc kháng sinh nói chung, thuốc chống trầm cảm nói riêng khi xâm nhập vào các vùng nước tự nhiên sẽ làm thay đổi hành vi của một số loài động vật.
Ngăn ô nhiễm môi trường từ tàu biển

Thuốc trong nước tự nhiên làm thay đổi hành vi của động vật

Trong nhiều năm trở lại đây, sự xuất hiện lưu lượng thuốc kháng sinh trong nước đã thu hút sự chú ý của nhiều nhóm nghiên cứu. Các nhà khoa học cho biết, một số lưu lượng thuốc thường xuất hiện tại các vùng nước tự nhiên được phát hiện là thuốc chống trầm cảm Prozac (fluoxitine) và sertraline. Đối với hai loại thuốc này, chỉ cần ở nồng độ một nanogram trên mỗi lít nước, chúng cũng có thể làm thay đổi hành vi của một số loài động vật sống trong nước.

Năm 2014, Alex Ford của Đại học Portsmouth (Anh) đã phát hiện ra rằng loài lưỡng cư bất ngờ trở nên năng động hơn và bơi nhanh hơn dưới ảnh hưởng của Prozac. Nhưng một số loài thuộc lớp chân bụng (gastropods) nước ngọt lại mất khả năng bám vào chất nền khi bị nhiễm loại thuốc này.

Một nghiên cứu khác ở Mỹ cho thấy những bất thường ở bộ phận sinh dục xảy ra ở các con cá đực và cá sấu dưới ảnh hưởng của estrogen tổng hợp được sử dụng trong thuốc tránh thai. Kết quả là những con cá ghé đực (Rutilus rutiluscá da trơn) bị giảm khả năng sinh sản tới 76%.

canh bao nguy co nhiem doc khang sinh tai cac vung nuoc tu nhien
Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hành vi của các loài động vật trong nước. Ảnh: ABC News

Để có cơ sở khẳng định những ảnh hưởng từ các loại thuốc tân dược đến động vật sống trong các vùng nước tự nhiên, giáo sư Bob Wong cùng các đồng nghiệp của mình đã thử nghiệm xem thuốc chống trầm cảm fluoxitine thay đổi hành vi của cá gambusia holbrooki như thế nào.

Kết quả cho thấy, thuốc này đã có tác động lớn đến hành vi của loài cá, khiến chúng có thể trở nên hung dữ hơn. Bob Wong giải thích rằng, nhiều loại thuốc hiện đại được sản xuất dành cho con người nhưng có thể ảnh hưởng đến các loài không phải mục tiêu mà thuốc nhắm đến thông qua sự tiếp xúc ở môi trường tự nhiên.

Nói về nguồn phát thải, các nhà khoa học cho rằng, một số người khi sử dụng thuốc trầm cảm đã vô tình hoặc cố ý để chúng lọt vào cống, khu vệ sinh. Thuốc này sau đó theo nguồn chất thải đổ ra sông, hồ và bắt đầu xâm nhập vào cơ thể các loài động vật trong nước. Một trường hợp khác nữa là thuốc hoạt tính mạnh khi vào cơ thể bệnh nhân khi thải ra vẫn còn những chất có thể gây hại.

Giáo sư Bob Wong nói, một số loại thuốc, chẳng hạn như hoạt chất trong thuốc tránh thai cũng chỉ được bài tiết 50% - 60% qua đường tiểu. Theo ông, không dễ dàng ngăn chặn ô nhiễm thuốc đối với các vùng nước. Để làm điều này, các nỗ lực phải được thực hiện theo nhiều hướng cùng một lúc.

Hệ thống xử lý nước thải hiện tại cần phải được cải thiện. Người tiêu dùng thuốc nên nhận ra sự cần thiết phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý của họ và đánh giá một cách nghiêm túc nhu cầu thực tế cho việc sử dụng chúng. Bên cạnh đó, các công ty dược phẩm nên phát triển một hệ thống đánh giá tác động môi trường của các sản phẩm được sản xuất. Các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng, không chỉ cần giám sát việc xử lý thuốc đúng cách để ngăn chặn chúng xâm nhập vào sông mà còn bắt buộc các công ty dược phẩm phải kiểm tra thuốc về mặt an toàn môi trường.

Nhiều con sông bị ô nhiễm kháng sinh nghiêm trọng

Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu cấp độ toàn cầu cho thấy, lượng tồn dư kháng sinh lớn đã xuất hiện trong 2/3 mẫu nước tại 72 quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm con sông trên thế giới đang bị ô nhiễm kháng sinh.

Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy, nhiều con sông lớn và nổi tiếng của thế giới, như sông Thames của Anh, hiện bị ô nhiễm kháng sinh với nồng độ cao quá mức quy định, trở thành môi trường hoàn hảo để nhiều loại vi khuẩn thích nghi với môi trường kháng sinh và trở nên kháng thuốc. Đáng lo ngại hơn là những loại kháng sinh tìm thấy trong các con sông này đều là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong vùng và đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Cụ thể, các mẫu thử từ sông Danube ở Áo - con sông lớn thứ hai của châu Âu, chứa đến 7 loại kháng sinh, trong đó có thuốc clarithromycin - thường dùng để chữa bệnh viêm phổi và bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn. Nồng độ kháng sinh trong nước sông này cao gấp 4 lần mức an toàn.

Sông Thames - được xem là một trong những con sông sạch nhất châu Âu, cũng bị nhiễm 5 loại kháng sinh. Một mẫu thử trên sông Thames và 3 mẫu thử trên các nhánh của con sông này có mức ô nhiễm vượt ngưỡng an toàn. Như vậy, khi những loại vi khuẩn biến đổi để kháng thuốc kháng sinh, việc điều trị bệnh sắp tới sẽ đầy thách thức và vô cùng khó khăn.

"Điều này khá đáng sợ và căng thẳng. Chúng ta có nhiều vùng môi trường có nồng độ thuốc kháng sinh cao đến mức có thể ảnh hưởng đến khả năng kháng thuốc", ông Alistar Boxall, nhà khoa học nghiên cứu về môi trường của trường Đại học York (Anh) và là đồng tác giả nghiên cứu khẳng định.

canh bao nguy co nhiem doc khang sinh tai cac vung nuoc tu nhien
Giới khoa học cho rằng cần có biện pháp kiểm soát lượng kháng sinh tồn dư thải ra ngoài môi trường. Ảnh: ABC News

Trước đó, vào tháng 4/2019, Liên hiệp quốc cũng đã cảnh báo về sự gia tăng những loại vi khuẩn đề kháng được với các loại kháng sinh, khẳng định rằng đây là một tình huống y tế khẩn cấp, có thể tước đi mạng sống của 10 triệu người trên toàn thế giới tính đến năm 2050. Nguyên nhân chính của việc này là hoạt động xả thải không đúng cách của con người. Theo đó, bên cạnh việc xử lý chất thải sinh hoạt không đúng, các nhà máy sản xuất thuốc vẫn chưa áp dụng cách xử lý chất thải triệt để.

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu thử của 711 con sông ở 72 nước khác nhau và tìm thấy kháng sinh trong 65% số mẫu thử. Trong đó có đến 111 mẫu thử chứa nồng độ thuốc cao hơn mức được cho là an toàn. Thậm chí có mẫu thử cho thấy nồng độ cao gấp 300 lần mức an toàn.

Những nước có mức sống thấp như một số nước châu Phi và châu Á có nồng độ thuốc trong nước sông cao so với các nước khác. Bangladesh có nồng độ cao nhất, gấp 300 lần mức an toàn. Nguyên nhân là do thiếu công nghệ xử lý chất thải đúng cách nên người ta đã đổ thẳng chất thải xuống sông ngòi.

"Cải thiện việc quản lý độ an toàn của dịch vụ y tế và vệ sinh tại các quốc gia có thu nhập thấp là trọng yếu trong việc chống lại hiện tượng kháng thuốc kháng sinh", bà Helen Hamilton - nhà phân tích sức khỏe và vệ sinh tại tổ chức từ thiện của Anh Water Aid, khẳng định.

Theo VietQ
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động