Công nghệ đo điện từ xa: Nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng

14/10/2020 14:02 Công nghệ, thiết bị
Từ ngày 1/9/2020, thị trường điện Việt Nam sẽ chính thức chuyển sang chu kỳ giao dịch và thanh toán 30 phút. Đây là bước tiến lớn của thị trường điện Việt Nam cũng như công tác vận hành. Để đạt được thành quả này, có sự đóng góp quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện tử, truyền số liệu từ xa của EVN.
EVNNPC: Đẩy mạnh tự động hóa lưới điện
cong nghe do dien tu xa nhieu loi ich cho doanh nghiep va khach hang
Công nghệ đo điện từ xa đã khẳng định hiệu quả rõ rệt, nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

Theo lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, bên cạnh các chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng lưới điện truyền tải, phân phối, thu thập dữ liệu vận hành hệ thống, thì chương trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đo đếm điện năng là một cấu phần rất quan trọng. Vì vậy, từ năm 2015, Tập đoàn EVN đã đẩy mạnh phát triển công tơ điện tử và hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, góp phần đáp ứng vận hành thị trường điện, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả trong quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh điện năng, mang lại lợi ích cho khách hàng và xã hội.

Đến cuối năm 2017, EVN đã lắp đặt hệ thống đo xa cho 100% điểm đo ranh giới. Tỷ lệ đo xa các công tơ ranh giới giữa các đơn vị nội bộ trong các Tổng công ty Điện lực đạt 100%. Tính đến hết năm 2019, toàn Tập đoàn có 28,07 triệu công tơ bán điện cho khách hàng; trong đó có 14,52 triệu công tơ điện tử (chiếm 51,7%) và 13,55 triệu công tơ cơ khí (chiếm 48,3%).

Việc ứng dụng công tơ điện tử đo xa đã giúp EVNHANOI minh bạch công tác ghi chỉ số công tơ hằng tháng. Theo đó, các đơn vị có thể cung cấp chỉ số tiêu thụ điện theo đề nghị của khách hàng ở mọi thời điểm. Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ đo xa cũng giúp công tác quản lý, vận hành lưới điện có sự thay đổi rõ rét. Cụ thể, việc lắp đặt công tơ điện tử thu thập dữ liệu từ xa tại các điểm đo đầu nguồn, trạm biến áp công cộng, trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng với tần suất thu thập dữ liệu 30 phút/lần, giúp nhân viên quản lý vận hành dễ dàng theo dõi các thông số vận hành của từng điểm đo.

Hệ thống đo xa cũng giúp EVNHANOI dự báo được nhu cầu phụ tải, từ đó, xây dựng biểu đồ phụ tải cho từng khu vực, từng quận, huyện và trên toàn thành phố theo tháng, năm và tiến tới sẽ xây dựng biểu đồ phụ tải theo tuần, theo ngày. Không chỉ có vậy, việc ứng dụng công nghệ đo xa cũng góp phần giúp ngành Điện nâng cao năng suất lao động, khi nhân viên không phải trực tiếp xuống hiện trường để đo mà các thông số sẽ được truyền tải về máy tính ngay tại văn phòng.

Từ ngày 1-9-2020, thị trường điện Việt Nam sẽ chính thức chuyển sang chu kỳ giao dịch và thanh toán 30 phút. Tất cả các mẫu báo cáo của đơn vị cũng chuyển sang mẫu báo cáo 30 phút. Đây là bước tiến lớn của thị trường điện Việt Nam cũng như công tác vận hành. Để đạt được thành quả này, có sự đóng góp quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống đo đếm điện tử, truyền số liệu từ xa của EVN.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, thời gian qua EVN và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện rất tốt và hiệu quả công tác hiện đại hóa hệ thống đo đếm, đặc biệt là một số đơn vị điển hình như Tổng công ty Điện lực miền Trung, EVN HANOI. Để hoàn thành được mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ công tơ điện tử sẽ đạt 100%, EVN cần xây dựng kế hoạch phát triển công tơ điện tử cụ thể, phù hợp với từng Tổng công ty/Công ty Điện lực. Cụ thể cần bố trí nguồn lực đầy đủ cho chương trình phát triển công tơ điện tử cho giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, thống nhất giao thức truyền dữ liệu chung...

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động