Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thanh Hóa
Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thanh Hóa |
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là sự phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong rác thải và các chất dễ bị thối rữa tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất amon và các khí CO2, CH4, H2S, NH3. Phương pháp này đòi hỏi nhiều diện tích đất và thời gian xử lý lâu, có mùi hôi thối do sinh ra các khí độc. Nước rỉ rác rò rỉ, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước. Nhìn chung, phương pháp chôn lấp rác ngày càng ít được lựa chọn do không thu hồi các sản phẩm có thể tái chế (như plastic, giấy, kim loại, các vật liệu tái chế khác) và ít hiệu quả trong việc thu hồi năng lượng, tiêu tốn diện tích đất, nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm, nước mặt cao. Để giảm thiểu tác động của các bãi rác, trong quá trình thiết kế, thi công cần có hệ thống bạt HDPE lót đáy chống thấm, lắp đặt hệ thống thu hồi, xử lý nước rỉ rác, hạn chế nước mưa chảy tràn bề mặt và thực hiện nghiêm túc quy trình chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Hiện nay, hầu hết các bãi chôn lấp rác trên địa bàn tỉnh đều chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.
Biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh chỉ được thực hiện đối với các bãi chôn lấp đã có, không chấp thuận đầu tư các dự án bãi chôn lấp mới; trong đó, chủ yếu chỉ áp dụng để xử lý CTR sinh hoạt tại các xã miền núi và các xã nằm cách xa khu xử lý tập trung bằng công nghệ khác hoặc rác thải có nhiều thành phần chất trơ khó phân hủy. Đối với các bãi chôn lấp còn lại, cần xây dựng lộ trình từng bước đóng cửa bãi chôn lấp tương ứng với các dự án đầu tư xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại khác và tiến tới dừng hoạt động toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải.
Lộ trình thực hiện: Trong năm 2019, duy trì hoạt động 19 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hiện có của các huyện.
Từ năm 2020, duy trì hoạt động 17 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hiện có và dừng hoạt động đối với 02 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt của Công ty CP Môi trường Nghi Sơn, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (do dự án lò đốt của Công ty đi vào hoạt động) và Bãi rác thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa (chuyển giao công tác quản lý, xử lý rác thải cho Công ty cổ phần Môi trường Ecotech Thanh Hóa xử lý bằng lò đốt).
Từ năm 2021, duy trì hoạt động 11 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hiện có và dừng hoạt động đối với 07 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, gồm: Bãi rác Đông Nam, huyện Đông Sơn (do dự án khu liên hợp xử lý CTR xã Đông Nam đi vào hoạt động); bãi rác phường Đông Sơn, TX Bỉm Sơn (do dự án khu liên hợp xử lý CTR phường Đông Sơn đi vào hoạt động); bãi rác xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân (do dự án khu liên hợp xử lý CTR Xuân Phú đi vào hoạt động); bãi rác thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy (do dự án khu liên hợp xử lý CTR Cẩm Châu đi vào hoạt động);bãi rác phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn (do dự án khu liên hợp xử lý CTR xã Đông Nam đi vào hoạt động và dự kiến đầu tư lò đốt tại xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn); bãi rác thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống (do dự án lò đốt của Công ty CP Giao thông công chính Nông Cống đi vào hoạt động).
Từ năm 2022 trở đi: Duy trì hoạt động 06 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt hiện có ở các huyện miền núi: Quan Sơn (02 bãi), Mường Lát (01 bãi), Lang Chánh (01 bãi), Bá Thước (01 bãi) và Ngọc Lặc (01 bãi) và tiếp tục dừng hoạt động đối với 05 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, gồm: Bãi rác thị trấn Thường Xuân và đô thị cửa Đạt, huyện Thường Xuân (chuyển giao toàn bộ công tác xử lý rác thải từ chôn lấp sang công nghệ đốt do Công ty cổ phần Vệ sinh môi trường Lam Sơn quản lý vận hành); bãi rác thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (chuyển giao toàn bộ công tác xử lý rác thải bằng lò đốt do Công ty cổ phần môi trường Xanh sạch đẹp Thành Tâm quản lý vận hành); bãi rác thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định (vận chuyển rác thải về xử lý bằng lò đốt đã đầu tư ở các xã Định Công, Định Tăng, Yên Lạc, Yên Phong, Định Tường, Yên Hùng); bãi rác xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (chuyển đổi công nghệ chôn lấp sang công nghệ đốt); bãi chôn lấp CTR xã Hà Đông, huyện Hà Trung (vận chuyển rác về xử lý ở khu liên hợp xử lý CTR phường Đông Sơn, TX Bỉm Sơn).
Lu nén rác thải, phun hóa chất khử mùi tại bãi rác xã Đông Nam (Đông Sơn). |
Công nghệ hỗn hợp
CTR sinh hoạt sau khi vận chuyển về Nhà máy xử lý được đưa lên các máy nghiền cắt, sàng, phân loại. Tùy theo loại vật liệu phân loại được đưa sang các công đoạn xử lý khác nhau: Phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy: Đưa sang xưởng sản xuất phân bón vi sinh, đây là ủ lên men rác thải hay xử lý rác thải có sự tham gia của vi sinh vật hoặc sản xuất phân hữu cơ (chỉ tách phần hữu cơ dễ phân hủy trong rác). Phương pháp này có ưu điểm là rẻ tiền, phần mùn rác sau lên men có thể sử dụng làm phân bón, nhưng có nhược điểm là thời gian xử lý lâu hơn, các chất thải vô cơ rắn (đất, cát, tro xỉ) sẽ không xử lý được.
Phần chất rắn có thể tái chế: Chủ yếu là các chất thải có khả năng bán phế liệu như nhựa, kim loại. Chất thải này được thu gom bán cho cơ sở thu mua phế liệu. Phần chất thải rắn hữu cơ không phân hủy hoặc phân hủy chậm: Chủ yếu là cao su, vải vụn, cành cây, giấy vụn, nilon, bọt xốp… Chất thải loại này được đưa về các ô chôn lấp hoặc xử lý bằng lò đốt. Phần chất rắn trơ: Chủ yếu là đất cát, đá dăm, xỉ lò đốt được thu hồi, phối trộn phụ gia, xi măng là gạch không nung. Phần bao túi nilon, nhựa: Thu gom để sản xuất hạt nhựa tái chế.
Ngoài ra, còn có thể có một số hình thức tái chế đối với các loại chất thải khác nhau khác có trong thành phần của rác thải.
Công nghệ hỗn hợp có thể áp dụng ở các khu xử lý với các mức độ đầu tư và quy mô khác nhau, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả đầu tư và mức độ hoàn thiện công nghệ và bảo vệ môi trường (do phải đầu tư nhiều loại hình công nghệ xử lý trong nhà máy), đề án khuyến khích áp dụng công nghệ hỗn hợp đối với các khu xử lý CTR sinh hoạt có công suất từ 100 tấn/ngày trở lên.
Lộ trình thực hiện: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ hỗn hợp, trong năm 2020, tập trung đôn đốc các chủ đầu tư dự án Khu liên hợp xử lý CTR xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, công suất 500 tấn/ngày; trong năm 2021, tập trung đôn đốc dự án Khu liên hợp xử lý CTR Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, công suất 200 tấn/ngày đi vào hoạt động. Ngoài ra, tiếp tục kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý CTR khác bằng công nghệ hỗn hợp của các địa phương.
Cơ sở của phương pháp này là oxy hóa rác thải ở nhiệt độ cao, với sự có mặt của oxy trong không khí, khi đó, rác rắn được chuyển hóa thành dạng khí và các CTR không cháy. Các chất khí cháy được đốt cháy hoàn toàn tạo thành các khí thông thường CO2, NOx, SO2. Trường hợp thu hồi khí nguyên liệu thì phần khí cháy này được thu hồi, làm sạch và lưu giữ trong các bình nén làm khí nguyên liệu cháy, CTR còn lại được chôn lấp. Phương pháp đốt được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước như: Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản đó là những nước có diện tích đất cho khu vực rác thải bị hạn chế. Việc áp dụng công nghệ đốt ở các quốc gia phát triển được xem như một phúc lợi xã hội của toàn dân.
Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt làm giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là phương pháp xử lý tốn kém hơn so với các phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Công nghệ đốt được đi theo 02 hướng: (1) Đốt triệt để CTR sinh hoạt và (2) Đốt rác có thu hồi năng lượng phục vụ phát điện, tạo hơi nước, tận thu nhiệt cho các dây chuyền sấy.
Công nghệ đốt
Cơ sở của phương pháp này là oxy hóa rác thải ở nhiệt độ cao, với sự có mặt của oxy trong không khí, khi đó, rác rắn được chuyển hóa thành dạng khí và các CTR không cháy. Các chất khí cháy được đốt cháy hoàn toàn tạo thành các khí thông thường CO2, NOx, SO2. Trường hợp thu hồi khí nguyên liệu thì phần khí cháy này được thu hồi, làm sạch và lưu giữ trong các bình nén làm khí nguyên liệu cháy, CTR còn lại được chôn lấp. Phương pháp đốt được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước như: Đức, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản đó là những nước có diện tích đất cho khu vực rác thải bị hạn chế. Việc áp dụng công nghệ đốt ở các quốc gia phát triển được xem như một phúc lợi xã hội của toàn dân.
Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt làm giảm tới mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, sử dụng công nghệ đốt rác tiên tiến có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường. Nhưng đây cũng là phương pháp xử lý tốn kém hơn so với các phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Công nghệ đốt được đi theo 02 hướng: (1) Đốt triệt để CTR sinh hoạt và (2) Đốt rác có thu hồi năng lượng phục vụ phát điện, tạo hơi nước, tận thu nhiệt cho các dây chuyền sấy.
Công nghệ đốt hiện đang áp dụng tương đối phổ biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 26 khu xử lý CTR sinh hoạt đã và đang triển khai, bao gồm: 17 khu xử lý được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và 09 khu xử lý được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa.
Trong 26 khu xử lý, có 02 khu xử lý áp dụng Công nghệ của nước ngoài (lò đốt huyện Thạch Thành, công nghệ Thái Lan và Dự án lò đốt phường Đông Sơn, TX Bỉm Sơn, công nghệ Trung Quốc), các lò đốt còn lại của các địa phương áp dụng công nghệ trong nước. Trong đó, có 02 loại lò đốt được Bộ Xây dựng công nhận là: Lò đốt công nghệ ENVIC (thị trấn Bút Sơn, xã Quảng Tân, xã Trường Lâm) và Lò đốt Công nghệ BD-Anpha (xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa), còn lại là các lò đốt do các tổ chức, cá nhân khác nghiên cứu chế tạo và đăng ký bản quyền công nghệ với Bộ Khoa học và Công nghệ.
Lộ trình thực hiện: Trong giai đoạn từ năm 2019-2025, đề xuất duy trì hoạt động đối với 26 khu xử lý hiện có bằng công nghệ đốt.
Từ năm 2025 trở đi, đề xuất duy trì hoạt động đối với 11 khu xử lý bằng công nghệ đốt có công suất từ 20 tấn/ngày trở lên và yêu cầu dừng hoạt động đối với 15 khu xử lý bằng công nghệ đốt có công suất dưới 20 tấn/ngày (ở các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Như Xuân).
Kêu gọi đầu tư mới các dự án xử lý bằng công nghệ đốt tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, công suất 100 tấn/ngày; thị trấn Vạn Hà và xã Thiệu Tân (huyện Thiệu Hóa), công suất 50 tấn/ngày; xã Định Tường, Yên Hùng (huyện Yên Định), tổng công suất 120 tấn/ngày; cải tạo nâng cấp lò đốt xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, công suất 50 tấn/ngày và chuyển đổi công nghệ đốt tại bãi rác thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.