Định hướng phát triển thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Hà Nội đề xuất tăng giá dịch vụ thoát nước thải |
Triều cường lên cao nhiều tuyến đường ở thành phố Long Xuyên ngập sâu. |
Theo đó, Định hướng phát triển thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
* Quan điểm
- Đến năm 2050 các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoà thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị va toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (theo Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050).
- Hệ thống nước mưa, nước thải ở các đô thị khi xả ra các lưu vực sông, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước ở các lưu vực sông, đặc biệt đối các lưu vực thuộc hệ thống sông Tiền, sông Hậu.
- Có kế hoạch giải quyết thoát nước ứng phó với biến đổi khí hậu.
* Mục tiêu tổng quát
- Hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị cho các giai đoạn 2020 - 2030 và giai đoạn 2030 - 2050 nhằm kiểm soát ngập úng, bảo vệ môi trường, bảo vệ và tái sử dụng tài nguyên nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn theo quy định mới được xả thải ra môi trường.
- Từng bước hoà thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thoát nước theo từng giai đoạn.
- Phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải vào nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng.
- Tăng tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đìh đến hệ thống thu gom va xử lý nước thải; hệ thống thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ.
- Áp dụng mô hình thoát nước bền vững cho đô thị.
+ Tăng khả năng cho hệ thống thoát nước đô thị (hồ điều hò, kênh, rạch, cống thoát).
+ Tăng khả năng thấm nước mưa, giảm lượng chảy mặt.
+ Bố trí các van điều tiết một chiều khu vực đô thị cũ có cao trình thấp hơn đỉnh lũ.
* Tổ chức thực hiện
UBND tỉnh An Giang giao trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan như sau::
Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, căn cứ Định hướng phát triển thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức triển khai theo đúng quy định pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan xây dựng lộ trình thực hiện giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách và quy định về xử lý nước thải cũng như việc đảm bảo vệ sinh môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu; Tổ chức, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng nước mặt và nước thải sau xử lý đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; Xây dựng ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật đối với việc thu gom va tái xử lý nước mưa đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Tài chính bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án thoát cho các đô thị trên địa bàn; Nghiên cứu, xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án thoát nước đô thị theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Sở Tài chính: Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án thoát cho các đô thị trên địa bàn; Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển thoát nước; Phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị thoát nước xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo từng giai đoạn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu va sử dụng phí thoát nước trên địa bàn tỉnh.
Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh về xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức, thành lập đơn vị vận hành hệ thống thoát nước theo quy định của pháp luật.
Sở Y tế: Tham gia vào công tác quản lý thoát nước thải các cơ sở y tế, nhất là các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; Báo cáo nội dung công tác quản lý hoạt động thoát nước tại các bệnh viện theo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập phương án và nạo vét kênh mương (thủy lợi) nhằm tăng khả năng tiếp nhận nước mưa của các khu đô thị xây dựng.
Sở Giao thông Vận tải: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành trong việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đồng bộ đảm bảo việc tiêu thoát nước có hiệu quả.
Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thông tin tuyên truyền về các quy định quản lý thoát nước, để Nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước; Phối hợp với các Sở, ngàh va UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng triển khai các hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện việc thoát nước thông tin trên địa bàn tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố, thị xã, thị trấn tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển các công trình khoa học va công nghệ về vận hành thoát nước hiệu quả; Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai các hệ thống, ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong thực hiện việc thoát nước thông tin trên địa bàn tỉnh.
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.