Trung Quốc:
Đổ ra biển 200,7 triệu m3 chất thải vào năm 2018
Rác thải từ thuốc lá: Kích thước nhỏ, tai hại lớn Biến rác thải nhựa thành tài nguyên Indonesia mở chiến dịch "đổi rác lấy vàng" |
Trong cuộc họp giao ban tại Bắc Kinh, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE) cho biết, hầu hết chất thải được đổ vào vùng đồng bằng sông Dương Tử và sông Châu Giang trên bờ biển phía Đông Trung Quốc, gần các khu công nghiệp.
Trung Quốc đổ ra biển 200,7 triệu m3 chất thải vào năm 2018. Ảnh: Reuters. |
Ông Huo Chuanlin – Quan chức cấp cao của MEE phát biểu: "Hiện, môi trường sinh thái biển đang có vấn đề vì các địa phương còn thiếu nhận thức và sáng kiến xử lý chất thải”.
Đứng trước chỉ trích của nhiều nhóm môi trường, vị lãnh đạo môi trường cấp cao cho rằng, Trung Quốc không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa ở đại dương, tình trạng chung của các vùng nước ven biển của quốc gia này đã được cải thiện nhiều.
"Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa lớn nhất, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thế giới, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc là một quốc gia gây ô nhiễm nhựa biển", ông Huo nói.
Theo MEE, năm 2018, có trung bình 24 kg rác trôi nổi trong mỗi 1.000 m2 nước mặt của Trung Quốc, trong đó có khoảng 90% là nhựa.
Đến năm 2019, Bắc Kinh đã phân bổ 992 triệu USD để cải thiện tình trạng cực kỳ ô nhiễm ở vịnh Bohai, đồng thời cố gắng di chuyển các khu công nghiệp thép và hóa dầu gây ô nhiễm ra khỏi các cửa sông đổ ra biển.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.