Hiện trạng các thành phần môi trường trên địa bàn Kon Tum
Tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống |
Chất lượng các thành phần môi trường 10 huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum tương đối tốt. |
Trong đó, trung tâm thực hiện quan trắc môi trường không khí 18 điểm môi trường nước mặt 15 điểm; nước ngầm 12 điểm và môi trường đất 06 điểm. Kết quả quan trắc như sau:
Về môi trường không khí:
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí cho thấy, hầu hết các thông số quan trắc tại 18/18 vị trí quan trắc gồm điểm nền và các điểm tác động đều có giá trị tương đối ổn định và nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT. Riêng thông số tiếng ồn (Thông số tiếng ồn cực đại - LAmax, tiếng ồn ở mức trung bình - LAeq) có dấu hiệu vượt giới hạn tối đa cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT khoảng 1,004 - 1,309 lần. Tiếng ồn cực đại có 15/18 vị trí quan trắc vượt QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA) từ 1,07 – 1,309 lần, tiếng ồn (LAeq) tại 03/18 vị trí quan trắc đại diện cho hoạt động giao thông và hoạt động dân cư phát triển đô thị vượt QCVN 26:2010/BTNMT (70 dBA) từ 1,004 – 1,019 lần. So với cùng kỳ năm 2018, tiếng ồn ở mức trung bình (LAeq) tại 08/17 vị trí quan trắc tăng từ 1,01 – 1,11 lần, 09/17 vị trí giảm từ 1,01 – 1,14 lần; tiếng ồn cực đại (LAmax) có 08/17 vị trí tăng từ 1,006 – 1,067 lần, 09/17 vị trí giảm từ 1,020 – 1,232 lần.
Như vậy, môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Kon Tum chủ yếu bị tác động bởi tiếng ồn. Điều này cho thấy số lượng các loại phương tiện tham gia giao thông cũng như mật độ lưu thông trên các tuyến đường chính và khu vực đô thị ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Về môi trường nước mặt:
Theo kết quả tính toán chỉ số WQI tại 15 vị trí quan trắc thuộc 06 lưu vực sông chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho thấy, hầu hết chỉ số WQI nằm trong khoảng giá trị từ 56 - 66 nên có thể đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Kon Tum phù hợp cho mục đích tưới tiêu thủy lợi và các mục đích tương đương khác. So sánh với cùng kỳ đợt 3/2018, thì chất lượng môi trường nước mặt ở đợt 3/2019 có dấu hiệu được cải thiện hơn.
Qua đánh giá diễn biến 22/22 thông số quan trắc, các thông số đại diện cho chất lượng môi trường nước mặt đợt 3/2019 có giá trị hầu hết đều đạt giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành và hiện tại chưa phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm. Các thông số kim loại nặng Zn, As, Cu, Cd, Hg, Pb hầu như không phát hiện hoặc nằm dưới ngưỡng phát hiện của phương pháp thử. Riêng vị trí quan trắc SST 1tại sông Sa Thầy đoạn gần trung tâm hành chính huyện Ia H’Drai, tại cầu HAGL là vị trí quan trắc được bổ sung vào mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh Kon Tum kể từ đợt 4/2018. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt hầu hết các thông số đều đạt cột A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT; riêng thông số COD, BOD có giá trị đạt cột B1 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT, thông số Fe tổng có giá trị đạt cột A2 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT.
Về môi trường nước dưới đất:
Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại 02 điểm nền và 10 điểm bị tác động trên địa bàn tỉnh Kon Tum đợt 3/2019 có thể thấy chất lượng nước đã cải thiện đáng kể đối với thông số Coliform, tại 12 vị trí giá trị thông số này đều âm tính (không phát hiện). Các thông số quan trắc còn lại đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Ngoại trừ giá trị thông số pH thấp, Fe cao tại một số vị trí nên chất lượng nước chưa đảm bảo để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, cụ thể:
Tại các điểm quan trắc môi trường nền: Tại 02 vị trí, đó là tại giếng nước trong khuôn viên Ban quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum (G1) và giếng nước nhà ông Hồ Đình Hùng, thôn 16/6, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei (G11) có giá trị pH thấp hơn giới hạn nhỏ nhất của QCVN 02:2009/BYT (Cột II) là 1,05 lần, thông số Fe tổng tại vị trí G11 có giá trị vượt QCVN 02:2009/BYT (Cột II) là 1,36 lần.
Tại các điểm quan trắc môi trường tác động: Thông số pH: 10/10 vị trí nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT nhưng thấp hơn giới hạn nhỏ nhất cho phép của quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT (Cột II) từ 1,003 – 1,07 lần. Thông số Fe tổng: 10/10 vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT (thấp hơn giới hạn tối đa cho phép từ 6,41 – 20,00 lần), có 06/10 vị trí (G2, G5, G6, G7, G9, G10) vượt giới hạn tối đa cho phép của QCVN 02:2009/BYT (Cột II) từ 1,02 – 1,56 lần.
So sánh với cùng kỳ năm 2018: Thông số pH ở 06/09 vị trí có giá trị giảm từ 1,017 – 1,028 lần và 03/09 vị trí còn lại tăng từ 1,007 – 1,029 lần. Thông số Fe tổng ở 05/09 vị trí có giá trị giảm từ 1,24 – 1,35 lần và 04 vị trí còn lại tăng từ 1,08 – 1,42 lần.
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đợt 3 năm 2019 tại 6 điểm quan trắc nhìn chung có diễn biến tốt đối với các thông số như: pH(H2O), pH(KCl), Cu, Cd, Pb, Zn, …, đều có giá trị thấp và nằm trong giới hạn cho phép của các quy chuẩn hiện hành. Tuy nhiên, tại một số vị trí quan trắc đại diện cho một số vùng hoạt động công nghiệp và nông nghiệp vẫn chịu sự ảnh hưởng bởi thông số N tổng, P tổng, cụ thể:
Mẫu đất đại diện cho vùng hoạt động đô thị (D1): Trong đợt 3/2019, thông số N tổng có giá trị thấp hơn giới hạn giá trị nhỏ nhất cho phép của TCVN 7373:2004 khoảng 1,9 lần và giảm 22 lần so với đợt 3/2018; thông số P tổng có giá trị thấp hơn giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7374:2004 khoảng 25 lần và giảm 17,705 lần so với đợt 3/2018.
Mẫu đất đại diện cho vùng hoạt động công nghiệp: Trong đợt 3/2019 tại vị trí D2 (khu vực huyện Đăk Hà), thông số N tổng có giá trị nằm trong giới hạn cho phép TCVN 7373:2004 và tăng khoảng 1,34 lần so với đợt 3/2018; tại vị trí D3 (khu vực huyện Sa Thầy), thông số N tổng có giá trị thấp hơn khoảng 2,03 lần so với giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7373:2004 và giảm 2,675 lần so với cùng kỳ năm 2018. Đối với thông số thông số P tổng tại vị trí D2 thấp hơn giá trị giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7374:2004 khoảng 72,46 lần và giảm khoảng 74,78 lần so với đợt 3/2018. Còn tại vị trí D3 có giá trị P tổng thấp hơn giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7374:2004 khoảng 25 lần và giảm khoảng 20,25 lần so với đợt 3/2018.
Mẫu đất đại diện cho vùng hoạt động nông nghiệp: Trong đợt 3/2019, thông số N tổng tại vị trí D4 có giá trị thấp hơn giá trị nhỏ nhất cho phép khoảng 1,27 lần so với TCVN 7373:2004 và tăng 1,15 lần so với đợt 3/2018; tại vị trí D5 thông số N tổng có giá trị nằm trong giới hạn cho phép TCVN 7373:2004 và tăng 12,23 lần so với đợt 3/2018. Thông số P tổng tại vị trí D4 thấp hơn giá trị giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7374:2004 khoảng 38,46 lần và tăng khoảng 1,42 lần so với đợt 3/2018; còn tại vị trí D5 hàm lượng P phân tích được < 0,00069% nên thấp hơn giới hạn nhỏ nhất cho phép của TCVN 7374:2004 và giảm nhiều lần so với cùng kỳ năm 2018.
Chất lượng môi trường đất tỉnh Kon Tum có hàm lượng N tổng số và hàm lượng Phốt pho tổng số không đảm bảo theo quy định. Để hạn chế ảnh hưởng tác động của 2 thông số này thì cần thông báo đến người dân kết quả quan trắc để có biện pháp kiểm soát lượng phân bón cũng như có biện pháp xử lý đất trước khi trồng trọt, tăng năng suất sản xuất.
Kết luận chung: Kết quả quan trắc môi trường đợt 3 năm 2019 trên 10 huyện, thành phố thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum cho thấy chất lượng các thành phần môi trường như không khí, nước mặt, nước dưới đất và môi trường đất tương đối tốt. Trong thời gian tới tiếp tục thực hiện quan trắc để đánh giá diễn biến các thành phần môi trường nhằm giúp cơ quan quản lý Nhà nước định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.