Mô hình đào tạo rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA

03/09/2020 09:41 Công nghệ, thiết bị
Các dự án xây dựng các trung tâm điều khiển xa và trạm biến áp (TBA) không người trực đang được Tổng công ty điện lực miền Bắc (NPSC) khẩn trương hoàn thiện. Vừa qua, tổ Thí nghiệm – Tự động hóa của NPSC đã xây dựng và chạy thử thành công mô hình đào tạo rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA.
Trạm biến áp không người trực: Bước đột phá của truyền tải điện
mo hinh dao tao ro le bao ve he thong scada

Mô hình đào tạo lĩnh vực Thí nghiệm – Tự động hóa

SCADA = Supervisory Control And Data Acquisition = công nghệ tự động hóa + điều khiển SCADA là quá trình thu thập dữ liệu thời gian thực từ các đối tượng để xử lý, biểu diển, lưu trữ, phân tích và có khả năng điều khiển những đối tượng này. Các hệ thống SCADA hiện đại là một giai đoạn phát triển hệ thống tự động hoá trước đây, chính là hệ thống truyền tin và báo hiệu (Telemetry and Signalling).

Hoạt động triển khai mô hình trạm biến áp không người trực/bán người trực, các trung tâm điều khiển xa là hướng đi tất yếu nhằm tự động hóa, hiện đại hóa lưới điện, góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả của hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục. Ngành Điện đã đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% số trạm biến áp 110kV và 60% số trạm biến áp 220kV được điều khiển từ xa và vận hành theo mô hình TBA không người trực.

Mô hình đào tạo rơ le bảo vệ, hệ thống SCADA do tổ Thí nghiệm – Tự động hóa xây dựng đã mô phỏng một ngăn lộ xuất tuyến trung thế trong một trạm biến áp 110kV theo tiêu chuẩn TBA không người trực, bao gồm: một máy cắt, một tiếp địa, các khóa chức năng (F79 On/Off Switch, Local/Remote Switch), rơ le lockout. Tổ Thí nghiệm - Tự động hóa đã sử dụng rơ le GRD200 của Toshiba để thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng, đồng thời đóng vai trò BCU (Bay Control Unit) để truyền tín hiệu lên Gateway bằng chuẩn giao thức IEC61850 và lựa chọn phần mềm Zenon (COPA-DATA) để thực hiện vai trò Gateway đồng thời tích hợp giao diện người – máy (HMI-Human Machine Interface).

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động