Mô hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thanh Hóa
Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thanh Hóa |
Mô hình quản lý chất thải rắn khu vực đô thị
Mô hình này áp dụng cho các đô thị (các phường, thị trấn), các khu dân cư tập trung chưa thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.
Quy trình thu gom rác thải đô thị |
CRT sinh hoạt phát sinh từ các tổ chức, cá nhân được công nhân thu gom hằng ngày theo thời gian nhất định vào các xe đẩy tay và đưa về điểm tập kết rác. Công tác vận chuyển rác thải do đội xúc vận chuyển và tổ lái xe thực hiện. Căn cứ vào khối lượng rác ở từng điểm tập kết, tổ xe điều động các xe theo từng điểm để vận chuyển rác thải tới nơi xử lý. Vị trí các điểm tập kết rác thải do địa phương quy định.
Mô hình này hiện được thực hiện tương đối phổ biến ở các địa phương.
Mô hình quản lý chất thải rắn khu vực nông thôn
Mô hình này áp dụng cho các xã, các khu vực dân cư không tập trung.
Quy trình thu gom rác thải nông thôn |
Các khu vực nông thôn cần khuyến khích công tác phân loại tại nguồn để xử lý một phần khối lượng CTR sinh hoạt, hạn chế lượng CTR sinh hoạt phải vận chuyển về khu xử lý tập trung. Công tác phân loại cơ bản được thực hiện đối với CTR là các loại thực phẩm dư thừa và các phế liệu có thể thu hồi. Biện pháp xử lý tại chỗ cơ bản là đốt và chôn lấp. Vị trí các điểm tập kết rác thải do địa phương quy định.
Mô hình quản lý chất thải rắn khu vực miền núi
Đối với khu vực miền núi, do đặc điểm địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đều, thưa thớt, vì vậy, công tác quản lý CTR sinh hoạt tập trung theo hướng tự xử lý tại hộ gia đình bằng các biện pháp đốt hoặc chôn lấp trong vườn đồi của gia đình.
Quy trình thu gom rác thải khu vực miền núi. |
Hiện nay, nhiều địa phương đã hướng dẫn bà con nhân dân xây dựng lò đốt thủ công hoặc đào hố trong khuôn viên để xử lý rác thải. Việc xây dựng lò đốt rác tương đối đơn giản, vật liệu dễ tìm kiếm, rác thải sau khi thu gom hằng ngày được đưa vào buồng đốt, định kỳ 2-3 ngày tiến hành đốt 1 lần, tro lò đốt được tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã hướng dẫn người dân đào hố chứa rác, sau một thời gian nhất định, hố chứa đầy rác thì tận dụng làm hố trồng cây ăn quả, khi đó, rác thải phân hủy sinh học tạo thành phân bón vi sinh cho cây trồng.
Lò đốt rác thải thủ công. |
Hố chôn lấp rác thải sinh hoạt. |