Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung

24/11/2023 18:18 Hiệp hội
Nhằm kịp thời cập nhật các quy định pháp luật mới ban hành về công tác bảo vệ môi trường và trao đổi kinh nghiệm về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại các tỉnh thành khu vực miền Trung, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Ngày 24/11, tại thành phố Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Ngày 24/11, tại thành phố Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Hội nghị có sự tham dự của TS. Trần Văn Lượng – Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam; TS. Nguyễn Duy Thái - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp môi trường; Lãnh đạo các phòng chuyên môn của Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương; đại diện Sở Công thương thành phố Đà Nẵng; các Sở, Ban ngành, cơ quan đơn vị và doanh nghiệp tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,…

Đại biểu tham dự Hội nghị chụp hình lưu niệm.
Đại biểu tham dự Hội nghị chụp hình lưu niệm.

Từ năm 2020 trở lại đây, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới về bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Do đó, việc cập nhật, phổ biến nhằm triển khai tốt các nội dung quy định pháp luật về bảo vệ môi trường là hết sức thiết thực và ý nghĩa.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, nguyên Cục trường Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết, Cách đây 20 năm, từ năm 2004, từ Nghị quyết của Bộ chính trị đã nhắc đến tầm nhìn về sự phát triển của ngành Công nghiệp môi trường. Do cơ chế và cách vận hành nên cho đến năm 2020 khái niệm về Ngành Công nghiệp môi trường mới đến được với chúng ta, được chính thức hoá và đưa vào trong Luật. Đó là một hành trình dài và là sự cố gắng hết sức to lớn của ngàng Công thương Việt Nam.

TS. Trần Văn Lượng cho rằng, đây chính là chìa khoá để tạo ra một lĩnh vực mà ngành công thương có thể hỗ trợ và làm “Xanh hoá” nền kinh tế của chúng ta.

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
TS. Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

“Ngày 22/08/2023, Chính phủ ban hành Quyết định số 980/QĐ-TTg Ban hành Danh mục cụ thể về công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành công nghiệp môi trường. Về mặt bản chất, công nghiệp môi trường đã có từ lâu, từ khi bắt đầu có công nghiệp thì những hạng mục về công nghiệp môi trường, những thiết bị phục vụ cho công nghiệp để giảm thiểu tác động xấu của công nghiệp tới môi trường, ví dụ: thiết bị xử lý nước, thiết bị xử lý khí thải, thiết bị xử lý chất thải nguy hại, thiết bị, công nghệ xử lý chất thải rắn,… đều đã có từ lâu. Nghị định cũng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và giao cho từng Bộ, Ngành với những nhiệm vụ, chức năng khác nhau để phát triển ngành Công nghiệp môi trường. Tôi cho rằng, đây là tinh thần quyết tâm của Chính phủ” – TS. Trần Văn Lượng chia sẻ.

Cũng theo TS. Trần Văn Lượng, với vai trò của Hiệp hội Công nghiệp môi trường về việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường, để biết cơ chế chính sách có sát với thực tế hay không thì trước hết phải lắng nghe những chia sẽ của các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp. Ông hi vọng với vai trò, trách nhiệm chung của tất cả mọi người sẽ làm rõ được vấn đề này và cùng nhau khởi động nó một cách tốt nhất.

Tại Hội nghị, các tham luận đến từ báo cáo viên chuyên môn giàu kinh nghiệm và thực tiễn về lĩnh vực công nghiệp môi trường thuộc Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp và Hiệp hội Công nghiệp môi trường đã được trình bày, thảo luận cụ thể.

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
Ông Đinh Văn Tôn, báo cáo viên Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương trình bày các tham luận.

Ông Đinh Văn Tôn, báo cáo viên Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình bày một số quy định về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (BVMT) và phổ biến một số quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, về đánh giá tác động môi trường, theo Luật BVMT mới được phân ra thành 4 nhóm dự án, tương ứng với các nhóm sẽ có những thủ tục được quy định. Khi thực hiện một dự án mới, cần xác định dự án đó thuộc nhóm nào để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường; và trước khi bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm một dự án mới hay một nhà máy mới cần tiến hành thực hiện việc cấp Giấy phép môi trường (GPMT). Riêng đối với những nhà máy, cơ sở đã đi vào hoạt động thời gian trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thì sẽ có những quy định theo từng mốc thời gian khác nhau…

Về vấn đề đăng ký môi trường, cần lưu ý những trường hợp không thuộc đối tượng được cấp GPMT và không thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký môi trường thì buộc phải làm các thủ tục đăng ký môi trường theo Luật BVMT mới quy định…

Đối với một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ông Tôn tập trung phổ biến một số điểm mới tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP về bổ sung thêm một số hành vi vi phạm và xử phạt…

Trình bày tham luận “Phát triển hàng hoá môi trường thúc đẩy xanh hoá sản xuất và tiêu dùng bền vững”, TS. Nguyễn Duy Thái - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, đồng thời là Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp môi trường đã làm rõ vấn đề: hàng hoá môi trường có vai trò để thúc đẩy xanh hoá sản xuất và tiêu dùng hay để xanh hoá sản xuất và tiêu dùng thì cần đến hàng hoá môi trường nào?. Thông qua ba nội dung chính sau: Thông tin về hàng hóa môi trường; Xanh hóa sản xuất và tiêu dùng bao gồm Xanh hóa các ngành kinh tế, Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Nhận diện một số tồn tại, giải pháp để thúc đẩy xanh hóa sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
TS. Nguyễn Duy Thái - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam - Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp môi trường nhấn mạnh, dịch vụ đánh giá tác động môi trường chính là một loại hàng hoá môi trường, còn viêc thực hiện đánh giá tác động môi trường mới là tuân thủ quy định của Pháp luật.

Hội nghị diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương khu vực miền Trung, cùng nhau trao đổi, bàn bạc và lắng nghe các chia sẻ về những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong Ngành công nghiệp môi trường, cũng như thảo luận, giải đáp các thắc mắc trong việc thực hiện các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường,…

Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung
Đại biểu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận tại Hội nghị.
PV VPĐN
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động