Nga Sơn (Thanh Hóa): Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi Chồn Hương
Gia đình anh Trịnh Văn Kế ở thôn đồng đội, xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn là một trong những người đầu tiên nuôi Chồn Hương. Anh Kế đã đầu tư kinh phí xây dựng xây dựng hệ thống chuồng trại thả nuôi Chồn Hương cạnh nhà ở, thiết kế từng ô để nuôi, mỗi chuồng cao từ 0,7 - 0,8 m bằng gỗ, xây kiên cố, bao quanh bằng lưới sắt B40, cửa có then cài chắc chắn để chồn không chui ra ngoài.
Anh kế chia sẻ: “Chồn Hương là động vật hoang dã, do đó khi nuôi bà con phải đăng ký gây nuôi tại Trung tâm một cửa xã, phường, thị trấn. Mỗi khi tăng, giảm đàn đều phải báo cáo với chính quyền địa phương và khi bán phải xin giấy phép tại Hạt Kiểm lâm để có nguồn gốc rõ ràng. Nuôi Chồn Hương tốn ít công chăm sóc và chi phí. Mỗi ngày chỉ cần vệ sinh chuồng trại một lần, cho Chồn Hương ăn hai trái chuối chín chia làm 2 lần và một lần cho ăn cháo cá hoặc thịt, cá tươi sống. Chi phí thức ăn cho một con chồn hương trên địa bàn huyện Nga Sơn sẽ khoảng từ 500 - 1.000 đồng/ngày”.
Chồn Hương có đặc điểm là khi chồn mẹ đang trong giai đoạn nuôi con, nếu có tiếng ồn, gặp người lạ thì chồn mẹ sẽ đem giấu trong tổ, làm trầy xước, nhiễm trùng, thậm chí gây chết con, do vậy người nuôi cần chú ý tránh làm Chồn Hương sợ hãi. Ban đầu mới áp dụng mô hình này, anh Kế cũng gặp những khó khăn trong quá trình chăm sóc và phòng bệnh. Anh đã phải tự mình học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tìm hiểu qua sách báo, mạng xã hội nhờ đó mà anh có thêm kinh nghiệm để chăm sóc đàn Chồn Hương sinh trưởng và phát triển tốt.
Trung bình mỗi con chồn hương sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 3 - 6 con. Hiện tại, đối với Chồn Hương nuôi thương phẩm, trọng lượng đạt từ 2,5 - 3,5 kg/con trở lên, sẽ có giá 1,6 đến 2 triệu đồng/kg. Còn với con giống sau khi sinh từ 2 - 2,5 tháng sẽ xuất bán một lần và có giá khoảng 4 đến 8 triệu đồng/con, trung bình mỗi năm sau khi trừ chi phí anh Kế thu về khoảng 30 đến 50 triệu đồng. Đến nay gia đình anh Kế đã phát triền trên chục lòng nuôi với gần 50 con.
Mô hình nuôi Chồng Hương ở huyện Nga Sơn đã thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương |
Mang lại nguồn thu nhập kinh tế cao hơn so với các mô hình mô hình trang trại tổng hợp khác như: nuôi bò, nuôi lợn thì hiện nay nhiều gia đình trên địa bàn xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn đang có hướng chuyển sang nuôi Chồn Hương. Chính quyền địa phương cũng đã có chính sách phối hợp với các Ngân hàng để tạo điều kiện cho bà con vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi. Đồng thời, địa phương cũng sẽ đề nghị cơ quan chức năng cấp trên xem xét hỗ trợ thuốc phòng dịch bệnh, thuốc tiêu độc khử trùng và đề nghị cấp trên quan tâm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Vốn là loài động vật hoang dã quý hiếm đang giảm dần trong môi trường tự nhiên nên hiện nay, ngành kiểm lâm đang khuyến khích người dân nuôi Chồn Hương để phát triển kinh tế. Trong đó, túi thơm của Chồn Hương có thể dùng để trị các chứng bệnh và chế làm dầu thơm. Thịt Chồn Hương chế biến được nhiều món ăn đặc sản ngon, với thịt ngọt và mềm nên được thực khách ưa chuộng.
Có thể nói nuôi Chồn Hương là một mô hình mới hiệu quả cao, ít gây ô nhiễm môi trường, nuôi Chồn Hương không tốn nhiều công chăm sóc, diện tích chuồng trại, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân. Đây là mô hình có thể nhân rộng để người dân phát triển kinh tế.
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.