Ninh Bình: Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

05/10/2024 08:00 Kinh tế, xã hội
Cùng với sự phát triển của kinh tế, trong 10 năm qua nhận thức của người dân tại TP. Ninh Bình về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường của người dân đã được nâng cao, có sự chuyển biến rõ rệt trong hành động; tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm xuống.
Ninh Bình: Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để thi hành luật phòng chống tác hại thuốc lá, UBND thành phố Ninh Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo do lãnh đạo UBND thành phố làm trưởng ban. Hàng năm, phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá của tỉnh, các đơn vị liên quan, giám sát hoạt động xây dựng môi trường không khói thuốc lá của các đơn vị y tế, giáo dục và các đơn vị liên quan trên địa bàn.

Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), xử lý vi phạm pháp luật (bắt giữ 21 vụ với 2.081 bao thuốc lá, xử phạt gần 90 triệu đồng). Treo biển “CẤM HÚT THUỐC” tại cơ quan, đơn vị, các điểm cấm hút thuốc; kiểm tra thường xuyên việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc của từng đơn vị.

Đưa tiêu chí không khói thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chí thi đua để mọi người cùng tuân thủ thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật PCTHTL, góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp tại cơ quan, đơn vị và xây dựng văn hóa công sở.

Bên cạnh đó, TP. Ninh Bình cũng đa dạng hóa các hình thức truyền thông như: Đăng tải các văn bản pháp luật liên quan, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điếu truyền thống, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha. Tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá”…v…v…

Đến nay 135/135 cơ sở y tế như: Bệnh viện, TTYT, Trạm y tế, phòng khám tư nhân; 127/127 Trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường liên cấp, cơ sở giáo dục mầm non; 200/210 Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch; 300/310 Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn thực hiện tốt quy định cấm hút thuốc lá.

Các nội dung tuyên truyền tập trung vào: Chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, môi trường sống và kinh tế - xã hội; tác hại của việc sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu đối với sức khỏe người sử dụng và kinh tế - xã hội; hướng dẫn cai nghiện thuốc lá; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá…

Đối với các hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản hướng dẫn, Ninh Bình đã tổ chức 98 đợt tại 632 đơn vị. Thông qua các hoạt động tuyên truyền trên bước đầu đã nâng cao nhận thức, sự chuyển biến tích cực của toàn xã hội về tác hại của thuốc lá.

Trong đó phấn đấu 100% lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương hiểu biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; 98% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 75% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; 100% các ngành/địa phương trong toàn tỉnh có Ban chỉ đạo về Phòng, chống tác hại của thuốc lá và ban hành được Kế hoạch về Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Phấn đấu 80% cơ quan hành chính của tỉnh thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc; 100% bệnh viện tuyến tỉnh có quy định về việc thực thi môi trường không khói thuốc trong khuôn viên, trong đó có 80% bệnh viện thực thi nghiêm môi trường không khói thuốc lá; 100% trường mẫu giáo và tiểu học thực hiện quy định nghiêm cấm hút thuốc trong khuôn viên trường học;

Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình sẽ tăng cường các chương trình giáo dục sức khoẻ và nâng cao nhận thức của tất cả các đối tượng trong cộng đồng về tác hại của thuốc lá. Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Để công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn có hiệu quả, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình cho biết, trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Bình xác định cần tăng cường thẩm quyền xử phạt hành vi hút thuốc lá nơi công cộng của UBND các cấp, trong đó đứng đầu là Chủ tịch UBND.

Liên quan đến công tác xử phạt, cần xử phạt cả những người đứng đầu các địa điểm công cộng để xảy ra các tình trạng vi phạm. Qua đó sẽ góp phần tăng cường các điều kiện thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đến 2030 Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh tiếp tục củng cố tổ chức và mạng lưới phòng, chống tác hại thuốc lá và tăng cường năng lực điều phối của các Ban, ngành, đoàn thể về phòng, chống tác hại thuốc lá.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động