Phải thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước

02/03/2020 13:02 Tác động môi trường
Đó là nhận định của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại cuộc làm việc về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn của Đoàn Giám sát của Quốc hội với Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ an ninh nguồn nước
phai thay doi tu duy ve an ninh nguon nuoc

Phải tiết kiệm nước, phải có cơ chế thị trường và phải cương quyết chống ô nhiễm nguồn nước.

An ninh tài nguyên nước đang là một trong những thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển. Vấn đề an ninh nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi mặt trong đời sống xã hội hiện nay. Các thách thức đối với an ninh nguồn nước của nước ta có thể kể tới, như: Nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian, chủ yếu là phụ thuộc vào nước ngoài; những nguyên nhân do con người tạo ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; những thách thức từ biến đổi khí hậu.

Tại cuộc làm việc với Đoàn Giám sát của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất một số giải pháp về an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập gắn với bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên nước; các quy chuẩn, tiêu chuẩn; nâng cao chất lượng nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt; tiến hành rà soát, sửa đổi Luật tài nguyên nước, trong đó cần có các quy định khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tài nguyên nước và các dịch vụ về nước theo phương thức xã hội hóa; quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sở hữu công trình tài nguyên nước hoặc thực hiện các dịch vụ về nước; đồng thời tập trung xây dựng và phê duyệt các Quy hoạch tài nguyên nước; tổng kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin tài nguyên nước; xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra; đề xuất các phương án tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất mong muốn, Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề về an ninh nguồn nước với các giải pháp đồng bộ từ chính sách, đến thực hiện, trong đó yêu cầu rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý nguồn nước, sử dụng nước và nhất là cấp nước sinh hoạt. Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước của các Bộ có quản lý ngành sử dụng tài nguyên nước và chính quyền địa phương các cấp; giữa quản lý nguồn nước và quản lý hoạt động khai thác, sử dụng trong các lưu vực sông.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, hiện nay và trong tương lai gần, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nặng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn. Hơn nữa, sự phát triển rất nhanh của đất nước luôn tỷ lệ thuận với cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Cần phải thay đổi tư duy về an ninh nguồn nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trách nhiệm trước mái nhà chung của thế giới đang giữ xu thế chủ đạo. Trước mắt và lâu dài, phải tạo được nguồn nước tự sinh, giảm nguồn nước phụ thuộc, đặt ra kịch bản thống nhất để có giải pháp về xây dựng hệ thống trữ nước, chính sách trồng rừng sinh thủy; quản lý nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư với các nguồn lực mang tính chất sức mạnh chung, phải tiết kiệm nước, phải có cơ chế thị trường và phải cương quyết chống ô nhiễm nguồn nước.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động