Nghệ An: Đảm bảo chất lượng nguồn nước trong các công trình thủy lợi

25/12/2020 14:13 Địa phương
Tỉnh Nghệ An phấn đấu đến hết năm 2025 đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thuỷ lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.
Sơn La: Rà soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước

Quyết định số 4516/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thuỷ lợi trên đia bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ trách nhiệm, triển khai các nhiệm vụ cụ thể, nâng cao tính chủ động của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong việc đảm bảo chất lượng nước trong công trình thuỷ lợi. Qua đó, hạn chế, giảm thiểu tối đa ô nhiễm nguồn nước trong công trình thuỷ lợi, từng bước cải thiện chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của sản xuất, dân sinh.

nghe an dam bao chat luong nguon nuoc trong cac cong trinh thuy loi
Nhiều hồ đập thủy lợi có nguy cơ ô nhiễm cao do hoạt động xả thải.
Mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đến hết năm 2025 đạt tỷ lệ 80% các cụm công nghiệp và làng nghề có hoạt động xả nước thải vào công trình thuỷ lợi (trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ) phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cấp, các ngành có liên quan, tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch, gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước tại công trình thủy lợi; theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi của bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các nguồn xả thải khác có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước; đồng thời, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm quy định về xả thải vào công trình thủy lợi; kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm mới phát hiện.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương triển khai thực hiện pháp luật về thuỷ lợi và truyền thông nâng cao nhận thức; tổ chức thống kê các nguồn xả thải; thực hiện việc cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu trong năm 2020-2021, phải hoàn thành công tác điều tra, thống kê các nguồn xả thải chủ yếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước các hệ thống công trình thuỷ lợi. Từ năm 2020-2025, thực hiện các giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường quản lý, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm.

Việt Quang
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động