Phát huy vốn truyền thống từ mạch nguồn văn hóa văn nghệ quần chúng

26/05/2025 07:10 Văn hóa
Tại Bắc Ninh, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp từ thôn làng đến đô thị, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, vừa thiết thực bảo tồn di sản văn hoá truyền thống.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 1.121 câu lạc bộ (CLB), đội văn nghệ quần chúng, trong đó nổi bật là 643 CLB Quan họ, 40 CLB hát chèo, 9 CLB tuồng, 5 CLB ca trù, 25 CLB hát văn, hát chầu văn và hàng trăm CLB, đội văn nghệ cơ sở khác. Nhiều CLB không chỉ hoạt động sôi nổi tại địa phương mà còn vươn xa ra ngoài tỉnh, mở rộng giao lưu, đến trình diễn tại các sự kiện, sân khấu lớn. Nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc được dàn dựng công phu, mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc. Các nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ tiêu biểu và những người có niềm say mê, yêu thích ca hát tích cực tham gia luyện tập, thực hành diễn xướng và trao truyền ngọn lửa đam mê cho thế hệ trẻ. Không ít CLB thu hút sự tham gia của cả vợ chồng, anh chị em, con cháu và các thành viên trong gia đình. Nhiều địa phương duy trì và phục hồi hiệu quả các trò chơi dân gian, nghi lễ, nét đẹp văn hóa. Từ không gian di tích lịch sử, điểm du lịch đến các thiết chế văn hóa... đều ngân vang những làn điệu dân ca, trích đoạn tuồng, chèo, hát trống quân, những màn diễn xướng chầu văn, múa rối nước... làm sống dậy không gian văn hóa truyền thống giữa nhịp sống hiện đại.

Phát huy vốn truyền thống từ mạch nguồn văn hóa văn nghệ quần chúng
Tại Bắc Ninh, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp từ thôn làng đến đô thị, vừa đáp ứng nhu cầu thưởng thức, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, vừa thiết thực bảo tồn di sản văn hoá truyền thống.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào văn hóa, văn nghệ cơ sở khẳng định vai trò tham mưu, chỉ đạo hiệu quả của ngành văn hóa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tích cực tham mưu cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các CLB, tổ, đội nhóm văn hóa, văn nghệ quần chúng hoạt động hiệu quả. Cùng với mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa và hạt nhân văn nghệ cơ sở, các cơ quan chuyên môn còn định kỳ tổ chức hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng, hội thi hát Dân ca Quan họ đầu xuân, các chương trình biểu diễn văn nghệ trong lễ hội truyền thống... Từ đó, vừa động viên, khuyến khích phát triển phong trào văn hóa cơ sở, vừa nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở các khu dân cư. Đặc biệt, để nâng tầm phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng và thực hiện mục tiêu bảo tồn bền vững di sản văn hóa, tỉnh Bắc Ninh triển khai hàng loạt đề án, dự án lớn với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tiêu biểu như: Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh giai đoạn 2010-2011” với tổng kinh phí 13,5 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2012 tiếp tục đầu tư hơn 36,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh gần 20 tỷ đồng

Trong giai đoạn 2013-2020, tỉnh triển khai Dự án bảo tồn Dân ca Quan họ và Ca trù với quy mô hơn 60 tỷ đồng. Dự án này tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho 44 làng Quan họ gốc và 50 làng thực hành Quan họ; hỗ trợ mở lớp truyền dạy, biên soạn giáo trình; phục dựng không gian trình diễn truyền thống như các nhà chứa Quan họ. Cùng thời gian đó, Đề án bảo tồn các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian cũng được triển khai với tổng kinh phí hơn 26,6 tỷ đồng, trong đó có dự án xây dựng Trung tâm bảo tồn Múa Rối nước Đồng Ngư (Thuận Thành) trị giá hơn 13,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở cũng thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của các cộng đồng dân cư. Một điểm nhấn đặc biệt là các cơ chế, chính sách cụ thể và thiết thực được ban hành nhằm khuyến khích, ghi nhận đóng góp của cộng đồng bảo tồn di sản. Trong đó, Nghị quyết số 175/2019/NQ-HĐND và Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 5/10/2023 là hai văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý và nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các làng Quan họ gốc, làng thực hành, CLB dân ca Quan họ trong và ngoài tỉnh, cũng như các loại hình nghệ thuật dân gian khác như: Tuồng, chèo, ca trù, múa rối nước, hát trống quân… Sự quan tâm đầu tư đúng hướng của tỉnh bằng những chính sách thiết thực vừa ghi nhận, tôn vinh những cá nhân, cộng đồng giữ gìn di sản, vừa góp phần thúc đẩy xã hội hóa các nguồn lực và khuyến khích sự tham gia tích cực của lực lượng nghệ nhân, nhà nghiên cứu, các văn nghệ sĩ, giảng viên, giáo viên văn hóa nghệ thuật cùng đông đảo người yêu di sản trong và ngoài tỉnh.

Có thể thấy, khi chính sách gắn liền với chương trình hành động cụ thể, khi cộng đồng là trung tâm của di sản, khi tình yêu văn hóa dân tộc được truyền lửa qua nhiều thế hệ thì di sản không những được bảo tồn, mà còn tỏa sáng trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tiếp tục tham mưu cơ chế, chính phù hợp tình hình thực tiễn; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng gắn với nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển bền vững quê hương, đất nước.

Dương Phấn
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động