Ra quân hưởng ứng "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn" năm 2020

30/09/2020 15:31 Quản lý nguồn thải
Sáng 28/9, tại cảng cá Hưng Thái, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các đơn vị liên quan đã long trọng tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020" và trao quà cho các ngư dân bám biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ Công Thương: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020
ra quan huong ung chien dich lam cho the gioi sach hon nam 2020
Dọn rác, làm sạch bãi biển tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm nay với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới” mang ý nghĩa lan tỏa lớn, bởi chính từ đại dịch Covid-19, nhân loại thấm thía hơn bài học phải đối xử tốt hơn với môi trường sống.

Rác thải nhựa chưa được coi là tài nguyên để có phương thức quản lý và sử dụng phù hợp. Rác thải nhựa và túi ni long khó phân hủy được sử dụng nhiều và thải ra môi trường, trôi nổi trên các triền sông, suối, vùng biển… gây ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đã trở thành vấn đề bức xúc.

Nhận thức rõ những vấn đề quan trọng nêu trên, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và nhiều địa phương trên cả nước đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chính sách, chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường biển, đặc biệt là ô nhiễm do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, sản xuất; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được hoàn thiện để đang trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới. Trong đó có chỉnh sửa, bổ sung các quy định về phân nhóm các loại chất thải rắn; bổ sung quy định cụ thể về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, công nghệ xử lý chất thải… nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chất thải, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nhận thức được vai trò then chốt trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, trong đó, một vấn đề nhức nhối lâu nay đang được nhiều quốc gia lên tiếng là rác thải nhựa đại dương - Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa để bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương. Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức ở Canada, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động Phong trào Chống rác thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả. Mới đây nhất, ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Lê Minh Ngân hoan nghênh và biểu dương Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các đơn vị, các nhà tài trợ tổ chức buổi Lễ ra quân hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Lê Tuấn Quốc cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện các chính sách, ban hành kế hoạch, chương trình hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường biển, đặc biệt ô nhiễm do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý chất thải rắn; chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động