Nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa

14/08/2024 09:53 Tăng trưởng xanh
Nhằm mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông về trách nhiệm mở rộng sản xuất (EPR) của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguyên liệu nhựa, tái chế, thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ,... giảm thiểu chất thải nhựa hướng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường, ngày 05/8/2024, Hội nghị "Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa" đã được tổ chức tại thành phố Bắc Ninh.

Tham dự Hội nghị có hơn 100 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nhựa, bao bì, các doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải, phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí.

Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa
Truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa

EPR là một công cụ kinh tế tuần hoàn theo nguyên tắc thị trường và là một cách tiếp cận chính sách mới nhằm tìm kiếm giải pháp tài chính để xử lý vấn đề chất thải, đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế, đem lại cơ hội kinh tế, việc làm cho xã hội và giúp Chính phủ các nước đạt được các mục tiêu phát triển biền vững.

Trước đây Luật chỉ quy định trách nhiệm thu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu thì hiện nay theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung này đã được thay đổi cách tiếp cận trong đó nhà sản xuất, nhập khẩu có 2 trách nhiệm: Trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế; trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải đối với 6 nhóm sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế, gây khó khăn cho thu gom, xử lý chất thải. Nội dung này đã được triển khai thực hiện từ ngày 1/1/2022.

Đây là chính sách rõ ràng và cụ thể nhất giúp giải quyết các vấn đề rác thải nhựa hiện nay và EPR cũng khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, đặt nền móng ban đầu cho hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường. Việc thay đổi cách tiếp cận này là phù hợp với thông lệ quốc tế và EPR được coi là một trong những công cụ chính sách thể chế hóa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam hiện nay.

Tại Hội nghị, đại diện Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia; Vụ Pháp chế và các chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có báo cáo chia sẻ, giới thiệu các quy định chi tiết về EPR theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đăng ký, kê khai, báo cáo trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và kê khai trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải và giải đáp nhiều câu hỏi của các cơ quan quản lý, tổ chức và doanh nghiệp. Đồng thời các đại biểu tham dự Hội nghị cũng có những thảo luận, chia sẻ, trao đổi về giải pháp trong phân loại, thu gom và xử lý chất thải thành nguyên - nhiên liệu thay thế giúp giảm phát thải trong quá trình sản xuất.

Việc thực hiện tốt quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) sẽ là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế và giúp các quốc gia trong đó có Việt Nam sớm đạt được các mục tiêu về môi trường và phát triển bền vững trong tương lai.
Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động