Ô nhiễm rác thải nhựa từ ngành nông nghiệp, những con số báo động
Trung bình mỗi năm, toàn bộ nghề khai thác thủy sản trong nước thải ra biển 8.700 tấn rác thải nhựa, trong đó 7.600 tấn từ tàu đánh bắt cá. Đó là những số liệu được ông Nguyễn Thanh Bình, Phó viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản Bộ NN&PTNT đưa ra tại hội thảo.
![]() |
Khai thác hải sản biển là một trong những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường ở các đại dương. |
Theo báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2022 của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 53,22 tỷ USD với sự gia tăng đáng kể trong các lĩnh vực từ nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần thiết yếu trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời sống và an sinh xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng tạo áp lực lớn cho môi trường, trong đó có vấn đề chất thải nhựa trong ngành. Tổng lượng chất thải rắn (bao gồm chất thải nhựa) phát sinh từ trồng trọt khoảng 661,5 nghìn tấn/năm (gồm 550 nghìn tấn ni lông, 77,49 nghìn tấn vỏ bao bì phân bón và 33,98 nghìn tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật); chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi là 67,93 triệu tấn, trong đó riêng chất thải nhựa 77 nghìn tấn từ nhựa vỏ bao bì thức ăn; thủy sản là 880 nghìn tấn bùn thải và 273 nghìn tấn chất thải nhựa từ bao bì thức ăn, vỏ thuốc thú y và các loại chất rắn khác.
Thống kê trong 2 năm tại tại cảng cá Quy Nhơn tỉnh Bình Định, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Trung bình mỗi ngày khoảng 10 tàu cá cập cảng thì xả ra 138 kg chai nhựa, gần 29 kg lon nhôm (vỏ các loại đồ uống, thực phẩm) và khoảng 58 kg bao bì nhựa để chứa đựng, bảo quản hải sản. Trong một tháng, tàu cá về cập bến tại cảng xả thải ra đại dương hơn 4 tấn nhựa, 0,86 tấn nhôm. Rác thải nhựa trong khai thác thủy sản đến từ các hoạt động đánh bắt cá và từ đóng gói, bảo quản mang đi tiêu thụ…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp nói chung, đặc biệt là rác thải nhựa xuất hiện trong nhiều công đoạn, hội ngành như lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, trồng trọt, bảo vệ thực vật, thủy sản. Chúng ta cần huy động nguồn lực của tất cả các nguồn lực nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất, hướng tới phát triển nền sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khì hậu và giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành.
Đọc nhiều
-
Ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023
-
Sau 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính, trại chăn nuôi heo Lộc Điền tiếp tục gây mùi hôi thối tác động đến môi trường
-
Quảng Bình mưa lớn kéo dài gây ngập úng chia cắt nhiều bản làng, người dân di dời trong đêm
-
Quảng Trị mưa lớn kèm lốc xoáy làm hàng chục nhà dân bị tốc mái
-
"Biến" nhớt thải thành dầu diesel bán ra thị trường
-
Đồng Nai: Hơn 300 trại chăn nuôi lớn chưa có thủ tục về môi trường
-
Thành phố Huế: Người dân hưởng ứng “Tuần lễ không túi nylon”
-
Tháo gỡ bài toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
-
Xử phạt Công ty xử lý môi trường gây ô nhiễm môi trường
-
Hải Phòng thu hút đầu tư tăng mạnh: Điểm sáng trong bức tranh bất động sản