Bình Thuận: Hạn chế chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

27/06/2023 15:00 Quản lý nguồn thải
Hiện nay, lượng rác thải nhựa được thu gom và xử lý triệt để chiếm tỷ lệ rất thấp so với lượng rác xả thải ra và tồn đọng trên đồng ruộng. Các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp bảo vệ môi trường.
Bình Thuận: Hạn chế chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Bình Thuận triển khai kế hoạch về thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp .

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu trong giai đoạn từ năm 2022-2025, ở lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa; lĩnh vực bảo vệ thực vật, giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa, thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.

Riêng lĩnh vực chăn nuôi, giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa… Đồng thời, có 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa.

Trong giai đoạn 2026 đến năm 2030, mục tiêu hướng tới việc ở lĩnh vực trồng trọt sẽ giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa; lĩnh vực bảo vệ thực vật, giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa, thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 20% chất thải nhựa. Riêng lĩnh vực chăn nuôi, giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 100% và tái sử dụng được tối thiểu 30% chất thải nhựa...

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp giảm sử dụng tối thiểu 50% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được 100% và tái sử dụng được 25% chất thải nhựa; trong lĩnh vực thủy sản: theo điểm b, mục 2 Kế hoạch số 1737/KH-UBND ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh về quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2020-2030.

Để thực hiện kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ đánh giá tình hình phát sinh, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Mặt khác, áp dụng các quy trình canh tác trong nông nghiệp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa thông qua các biện pháp như giảm sử dụng vật liệu nhựa; tăng cường tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp thay thế vật liệu nhựa; sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong ngành nông nghiệp. Cùng với đó, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp. Với bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất bằng nhựa sẽ thực hiện thu gom và xử lý theo quy định hiện hành.

Vừa qua, tại Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 43%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 14.000 ha. Phấn đấu đến năm 2050, Bình Thuận có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Cùng với việc nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, tỉnh Bình Thuận hướng đến phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sản xuất đến chất lượng môi trường. Cụ thể, đối với lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Bình Thuận ưu tiên tập trung đầu tư, phát triển đối với cây trồng chủ lực, quan trọng của tỉnh. tập trung nâng cao chất lượng, hình thành các vùng thanh long ứng dụng công nghệ cao, vùng thanh long hữu cơ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Bình Thuận: Hạn chế chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

Địa phương này đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh hoạt, hạn chế phát sinh các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường .

Đối với cây lúa, tỉnh kêu gọi doanh nghiệp có năng lực mạnh liên kết phát triển vùng sản xuất lúa giống tập trung, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi... Xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm tập trung, chất lượng cao, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và lúa gạo đặc sản mang thương hiệu của tỉnh ở vùng sản xuất trọng điểm lúa.

Trong chăn nuôi, tỉnh Bình Thuận định hướng phát triển chăn nuôi với các giống cao sản theo hướng chăn nuôi tập trung, bảo đảm an toàn dịch bệnh và gắn với giết mổ. Đồng thời khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.

Địa phương này đẩy mạnh trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở; tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện trồng và phục hồi rừng cụ thể, với lộ trình phù hợp khả năng cân đối ngân sách. Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng và làm giàu rừng...

Dương Mỹ
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động