Thẩm định Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

02/01/2020 17:45 Công nghệ, thiết bị
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị Thẩm định Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đồ án) do Công ty CP Nước và môi trường Việt Nam (VIWASE) lập.
Đề xuất khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
tham dinh do an dieu chinh quy hoach cap nuoc thu do ha noi den nam 2030 tam nhin den nam 2050

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn chủ trì cuộc họp.

Thủ đô Hà Nội có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa, dẫn đến nhu cầu dùng nước sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, thực trạng hệ thống cấp nước đô thị và cấp nước nông thôn Hà Nội cũng thay đổi theo hướng không như dự báo trước đây, ở một số khu vực thiếu nước do nhu cầu tăng nhanh hơn so với năng lực phục vụ của các công trình cấp nước. Dự báo, nhu cầu dùng nước trong những năm tiếp theo sẽ có sự thay đổi so với trước đây, vì vậy, rất cần thiết phải tính toán lại nhu cầu dùng nước và điều chỉnh các phương án cấp nước để đáp ứng nhu cầu dùng nước của Thủ đô.

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.358,59km2 và mở rộng ra các vùng phụ cận Thủ đô, nhằm rà soát, điều chỉnh Quy hoạch cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với hiện trạng và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được phê duyệt; xác định nhu cầu sử dụng nước sạch, điều chỉnh phương án phát triển hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị và nông thôn Thủ đô theo mô hình cấp nước tập trung và phân tán; khai thác hợp lý các nguồn nước ngầm và nước mặt, ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, giảm dần khai thác nước ngầm.

Bên cạnh đó, Đồ án sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn và bền vững cho khu vực đô thị và nông thôn Hà Nội cùng một tiêu chuẩn về chất lượng nước sạch của Bộ Y tế, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý, áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh nước sạch; cập nhật và điều chỉnh các dự án ưu tiên đang triển khai, điều chỉnh phân kỳ đầu tư các dự án và các giải pháp để thu hút các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển và quản lý hệ thống cấp nước theo hình thức xã hội hóa. Mục tiêu đề ra trong Đồ án là phấn đấu đến năm 2030: 100% dân cư đô thị trung tâm Thủ đô được sử dụng nước sạch; 95 - 100% dân cư đô thị vệ tinh được sử dụng nước sạch; đối với khu vực nông thôn, tỷ lệ này đạt từ 90 - 100%; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống dưới 15%.

Giải pháp tổng thể được Đồ án đưa ra bao gồm: Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt từ các hệ thống sông hồ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, hạn chế sử dụng nước ngầm; đa dạng hóa phương án nguồn cấp nước, kết hợp mô hình cấp nước tập trung và phân tán để cấp nước cho khu vực đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn một cách linh hoạt, áp dụng chung một tiêu chuẩn cấp nước cho thành phố; kết nối hệ thống cấp nước của Hà Nội với hệ thống cấp nước của các tỉnh trong Vùng Thủ đô; nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước truyền tải cấp 1 của Thủ đô đồng bộ với phát triển các nhà máy nước, đảm bảo tất cả các khu vực trong thành phố có thể tiếp cận nguồn cấp nước tập trung.

Đồ án cũng đưa ra các giải pháp về bảo vệ nguồn nước và công trình cấp nước; những điều chỉnh quy hoạch phát triển các nhà máy nước; điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước; các dự án cấp bách và ưu tiên; các giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch; đánh giá tác động môi trường chiến lược.

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động