Thanh Hóa: Tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị

20/08/2024 08:01 Kinh tế, xã hội
Nhằm bảo đảm an toàn, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra do cây xanh gãy, đổ gây mất an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến người và phương tiện giao thông, công trình trên địa bàn. Mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản Số:11866 /UBND-CN chỉ đạo các Sở và UBND thành phố, thị xã, huyện trên phải thực hiện tăng cường công tác quản lý cây xanh đô thị.

Qua đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị tổ chức thực hiện việc quản lý cây xanh đô thị theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ, Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh và các quy định pháp luật có liên quan.

Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh; các đơn vị quản lý cây xanh đô thị, các chủ đầu tư dự án và cơ quan, tổ chức có liên quan: phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm về quản lý cây xanh theo quy định pháp luật.

Tổ chức kiểm tra, cập nhật thông tin về tình hình sinh trưởng, phát triển của hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn. Trong đó, chú trọng đến các cây xanh có kích thước lớn (rễ, thân, cành, tán lá) nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời (đốn hạ, trồng thay thế, cắt tỉa) các cây xanh không bảo đảm an toàn như: Sâu, bệnh, già cỗi, sam thân, bọng gốc, nghiêng, có khả năng gãy đổ gây nguy hiểm; cành nhánh có dấu hiệu nứt, giảm neo bám vào thân chính...

Thanh Hóa: Tăng cường bảo đảm an toàn trong quản lý cây xanh đô thị
Thực hiện cắt tỉa, đốn hạ các cây xanh không bảo đảm an toàn

Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác cắt tỉa cây xanh theo đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn và không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển 2 của cây; đặc biệt chú ý công tác gia cố cọc chống, cắt tỉa tán cây mới trồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để cây không bị nghiêng ngả, đổ khi có gió lớn.

Tập trung tuyên truyền phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị. Cung cấp các thông tin của cá nhân, đơn vị phụ trách lĩnh vực cây xanh trên địa bàn để có thể kịp thời giải đáp, phản hồi thông tin, xử lý kịp thời các trường hợp cây đổ, cành gãy trên địa bàn.

Đối với các cây xanh sử dụng hạn chế (cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng): Thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị quản lý và sử dụng thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và kiểm tra công tác quản lý, chăm sóc định kỳ đối với cây xanh trong khuôn viên quản lý.

Đơn vị thi công, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: Cải tạo vỉa hè, hệ thống rãnh thoát nước, đường điện, cáp thông tin, đường ống nước sạch...) và các công trình xây dựng khác có hệ thống cây xanh đô thị hiện hữu có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức được phân cấp quản lý hệ thống cây xanh để bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật và sự an toàn về cây xanh trước khi triển khai xây dựng, sửa chữa công trình.

Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động