Thực tế và xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

01/09/2019 10:53 Công nghệ, thiết bị
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam xác định tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.
Chỉnh đốn Đảng theo Di chúc Bác Hồ: Bắt đầu từ công tác cán bộ Bộ Tài chính có đề xuất mới về chức năng và cơ chế hoạt động của DATC Bộ Tài nguyên Môi trường khuyến cáo người dân sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông
thuc te va xu huong phat trien tri tue nhan tao tai viet nam
Gian trưng bày, triển lãm về trí tuện nhân tạo của Công ty cổ phần AMO-Z.com RUNSYSTEM tại Ngày hội trí tuệ nhân tạo. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu.

Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung tham mưu, định hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ, trong đó tập trung nguồn lực cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời tiếp tục phê duyệt chương trình khoa học trọng điểm, hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, liên kết các nhà nghiên cứu, đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Công nghệ đột phá

Tại “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo” mới diễn ra, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo có bước phát triển mạnh. Năm 2018, ngành công nghiệp AI tăng trưởng hơn 70% so với năm 2017, tương đương 200 tỷ USD. AI có khả năng trở thành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới và cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn cầu đã có bước phát triển vượt bậc. Việt Nam xác định công nghệ AI là một trong các công nghệ đột phá, mũi nhọn.

Để thúc đẩy phát triển AI, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Chiến lược quốc gia về Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong dự thảo Chiến lược đang được lấy ý kiến để hoàn thiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt AI là một trong các ngành công nghệ ưu tiên cần tập trung các nhóm chính sách để thúc đẩy phát triển.

Trong đó, nguồn nhân lực là một trong những ưu tiên hàng đầu, gồm nâng cao chất lượng đào tạo đại học; xây dựng một số trung tâm đào tạo xuất sắc về công nghệ lần thứ tư; khuyến khích ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; ưu tiên đầu tư nghiên cứu phát triển thông qua các quỹ khoa học công nghệ và các trung tâm đổi mới sáng tạo.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết Việt Nam có những thuận lợi cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực AI.

Thời gian qua, tại Việt Nam, với môi trường kinh doanh mở và nguồn nhân lực đam mê công nghệ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực đã có bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy mối liên kết giữa các thành tố trong hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo trên cả nước.

Tại “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo,” Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: Bản chất của AI là phát triển một xã hội an toàn, văn minh. Những dự án đang ứng dụng như thành phố thông minh, hỗ trợ di chuyển, kiểm soát an ninh, bảo mật thông tin đều phục vụ một đất nước hùng cường.

Vì vậy, những tri thức trẻ, những doanh nghiệp Việt phải cùng chung tay giải “bài toán” ngày một lớn hơn của công nghệ trong nước bởi hiện Việt Nam không có lựa chọn nào khác và AI chính là cơ hội để Việt Nam ứng dụng, tạo sự phát triển bứt phá và đưa Việt Nam đi lên trong thời gian tới.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trí tuệ nhân tạo không còn là câu chuyện khoa học, mà là vấn đề kinh tế-xã hội để đưa Việt Nam phát triển. Thế giới đã thay đổi, minh bạch hơn, khoa học công nghệ nói chung đã phát triển vượt bậc, kết nối hơn với mối liên kết giữa con người, máy móc, chính phủ, doanh nghiệp, trường học... cùng nguồn lực dữ liệu lớn thúc đẩy AI phát triển.

Thực tế phát triển AI

Tại Việt Nam, AI đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, thương mại điện tử... Công nghệ AI cũng đã mang lại cho Việt Nam sự phát triển vượt bậc thời gian qua.

Đặc biệt, vấn đề dữ liệu lớn, Việt Nam cần chia sẻ nhiều hơn cho cộng đồng, thậm chí là các quốc gia khác, bởi dữ liệu không nên chỉ nói trong phòng kín mà cần ở một mặt phẳng chung để lan tỏa và các quốc gia cùng chia sẻ.

Nói về thực tế phát triển và ứng dụng AI tại Việt Nam, ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT cho rằng quá trình nghiên cứu và ứng dụng nền tảng AI đã được thực hiện và tại FPT, AI đã ứng dụng cho các doanh nghiệp, tích hợp sản phẩm và xây dựng nguồn nhân lực…

Các ứng dụng AI tại FPT đang triển khai gồm Hệ thống giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, xe tự hành cấp độ 3 tự di chuyển tránh vật cản và tháng 10/2019, mọi người có thể trải nghiệm một phần của chiếc xe tự hành của FPT.

FPT cung cấp nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI xây sẵn các "giác quan" để máy hiểu và tương tác với con người thông qua 4 modules: Thị giác máy tính, tổng hợp và nhận diện giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và hệ tri thức số hóa. Hiện nền tảng FPT.AI đã được hơn 27.000 lập trình viên sử dụng, nhận được hơn 5 triệu yêu cầu, 500.000 người dùng cuối hàng tháng.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel cho biết AI đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trong lĩnh vực y tế. Viettel là đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng AI trong chẩn đoán nội soi qua hình ảnh, giúp tự động xác định, khoanh vùng và đánh giá mức độ tổn thương của hệ tiêu hóa vốn có nhiều căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Sử dụng AI giúp thời gian chẩn đoán nhanh gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống, độ chính xác lên đến 90%.

Trong quản lý rừng, nông nghiệp, Viettel tiên phong ứng dụng giải pháp thống kê diện tích rừng, tình trạng rừng hoàn toàn tự động với độ chính xác 80%, phản ứng kịp thời gấp 5 lần. Giải pháp giúp giải bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng, bản đồ quản lý rừng đang được triển khai.

Tại Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị IoT (Mạng lưới vạn vật kết nối internet hay còn gọi là mạng lưới thiết bị kết nối internet) và thực trạng hệ thống này phần lớn bảo mật kém, 80% là lỗ hổng bảo mật, dễ lây lan và các doanh nghiệp thường không có khả năng tự vệ trước tấn công mạng, nên Viettel đã xây dựng giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ.

Giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ của Viettel có thể giám sát 24/7, phát hiện 100% cuộc tấn công, với chi phí tiết kiệm khoảng 90%, thấp hơn 0,1% so với chi phí trả chuyên gia. Trên thế giới và tại Việt Nam, trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Vì vậy, AI được kỳ vọng sẽ thúc đẩy và lan tỏa sự phát triển của công nghệ, đồng thời thông qua kết nối các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ, start-up… Việt Nam sẽ xây dựng được cộng đồng AI mạnh.

Theo TTXVN
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động