Bộ Tài chính có đề xuất mới về chức năng và cơ chế hoạt động của DATC
Đề xuất giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử hàng hóa xuất nhập khẩu Tạo thuận lợi thương mại để tăng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài Đề xuất tăng thuế nhập khẩu xe tải hạng nặng lên 10% |
Được thành lập năm 2004, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) có nhiệm vụ hỗ trợ chính phủ trong quá trình sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tổ chức kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đến nay, DATC đã giúp xử lý trên 90.000 tỉ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng cả trong và ngoài nước, hỗ trợ trên 3.000 doanh nghiệp xử lý công nợ tồn đọng trong quá trình cổ phần hóa, giúp trên 180 doanh nghiệp thuộc các thành phần tái cấu trúc, phục hồi hoạt động. Đặc biệt, DATC đã giúp hơn 20 tập đoàn và tổng công ty nhà nước hoàn thiện việc cơ cấu lại tài chính cho các đơn vị thành viên, xử lý công nợ để đủ điều kiện cổ phần hoá. Qua đó giúp ổn định an sinh xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính và giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người.
Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) gặp không ít khó khăn trước những thay đổi của thị trường. Ảnh minh hoạ. |
Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường mua, bán nợ cũng như các cơ chế, chính sách so với tổ chức tương đồng, DATC cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc, trong đó có cơ chế về tiếp nhận và xử lý nợ cần được tháo gỡ. Điều này đã được Bộ Tài chính vào dự thảo Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của DATC.
So với cơ chế hiện nay, dự thảo nghị định có bổ sung nhiều quy định mới. Theo đó, DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cổ phần hoá và tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngoại trừ nợ phải thu và tài sản thông thường, bổ sung tài sản khác là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tại một số doanh nghiệp mà DATC thực hiện tiếp nhận hoặc mua, xử lý nợ và tài sản theo chỉ định thì có một số dự án tồn đọng, tuy nhiên do chưa có cơ chế nên DATC không tiếp nhận hay mua lại dự án này để tiếp tục đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác hoặc xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước. Do đó, việc bổ sung quy định như trên sẽ tạo thêm các phương án xử lý linh hoạt, đa dạng và có hiệu quả cho các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, thua lỗ, không thể huy động được vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc thực hiện phải gắn với phương án tái cơ cấu được phê duyệt trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn; phải hỗ trợ cho việc thu hồi nợ và vốn của DATC khi chuyển nhượng, đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
Tin mới
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 9 trên 10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức k
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.