Tổng kết công tác thực hiện Ðề án An ninh lương thực quốc gia

04/11/2019 16:57 Tăng trưởng xanh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý đề xuất tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”.
Hà Nội chủ động thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai Chính sách nhập khẩu thiết bị quan trắc đa thiên tai phục vụ nghiên cứu khoa học Áp thấp nhiệt đới hướng thẳng vào Bình Định - Ninh Thuận Nhiều dự án bất động sản… "ăn cơm trước kẻng"

Cụ thể, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý với đề xuất của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 63/NQ-CP về Đề án "An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020". Theo đó, hội nghị sẽ tổ chức vào cuối tháng 11/2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế số 11 Lê Hồng Phong (Hà Nội).

Về hội nghị này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, chương trình, rà soát báo cáo tham luận để phục vụ cho báo cáo tổng kết. Trong đó, các đơn vị được giao cần tập trung đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cho giai đoạn mới; đồng thời, chuẩn bị tốt công tác hậu cần, đảm bảo việc tổ chức hội nghị thiết thực, hiệu quả.

Theo Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị, những vấn đề lớn cần phải thực hiện để phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất lương thực, thực phẩm góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị của đất nước là: Quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả là cơ sở để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; gắn sản xuất với các hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống, nâng cao dinh dưỡng, cải thiện bữa ăn của nhân dân; phát huy lợi thế về cây lúa là chính và phát triển lương thực, thực phẩm thành các vùng sản xuất hàng hoá có hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đẩy mạnh cơ giới hoá, chế biến, bảo quản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ môi trường bền vững; cân đối hài hoà giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra, các đơn vị được giao nhiệm vụ phải tổ chức tốt hệ thống mua, bán và dự trữ ở các vùng miền, tạo thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận dễ dàng về lương thực, thực phẩm với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.

Mục tiêu của việc này là đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 phải bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực với sản lượng cao hơn 2 lần tốc độ tăng dân số. Chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn. Bảo đảm lãi suất của nông dân sản xuất lúa trên 30% giá thành sản xuất.

Gia Phú
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động