TP. Hồ Chí Minh: Chung tay ngăn chặn nạn xả rác

06/08/2020 16:49 Tác động môi trường
Trước tình trạng nhiều điểm nóng về rác đang bị tái ô nhiễm sau khi thực hiện Chỉ thị 19 của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, một số địa phương trên địa bàn Thành phố đã có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn nạn xả rác.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động giảm phát thải

Quận Gò Vấp vận động tất cả đoàn thể, người dân vào cuộc để thực hiện việc ngăn nạn đổ rác không đúng nơi quy định, tạo môi trường, cảnh quan đẹp trên địa bàn. Cùng với đó là kết hợp triển khai phát hiện và xử phạt thông qua hệ thống camera ở quận.

Các phường vận động người dân cùng nhau dọn dẹp một số điểm có nhiều rác thải, nhằm giúp người dân thấy được việc đổ rác bừa bãi sẽ khiến người khác dọn dẹp mất nhiều công sức như thế nào. Từ đó, họ sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường xung quanh. Hoặc là vận động người dân góp tiền chỉnh trang lại những điểm nóng về rác trên địa bàn, chính quyền cùng người dân tham gia trong việc duy trì không để tái diễn tình trạng xả rác.

tp ho chi minh chung tay ngan chan nan xa rac
Công trình “Xây dựng công viên, khu thể dục thể thao và sân chơi thiếu nhi” tại khu đất trống đường Đặng Thế Phong, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM hiện nay và trước đây (ảnh nhỏ).

Quận Tân Phú chú trọng các mô hình biến bãi rác thành khu vực vui chơi, công viên… kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử phạt những người xả rác nơi công cộng. Trên địa bàn quận đã cải tạo, xóa bỏ một số điểm đen về rác, vừa tạo sân chơi cho người dân, vừa ngăn ngừa việc tái nhiễm về rác.

Điển hình là khu đất công đối diện Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì có diện tích gần 2.000 m2. Khu đất này trước đây là địa điểm nóng về rác thải, gây ô nhiễm môi trường cho cả khu dân cư. Trước những bức xúc của người dân về ô nhiễm môi trường, phường đã thực hiện công trình “Biến bãi rác thành công viên” trên một phần diện tích của khu đất trên. Từ đây, khu công viên sạch đẹp với diện tích khoảng 400 m2 được đưa vào sử dụng với kinh phí 220 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa.

Một số phường trên địa bàn quận cũng đã khởi công các công trình xây mới, mở rộng công viên trên địa bàn; lắp đặt bổ sung dụng cụ thể dục thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi để mọi người có thể đến sử dụng. Những địa điểm công cộng bị khuất, thiếu sáng, được lắp đèn năng lượng mặt trời để chiếu sáng, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, ngăn ngừa nạn xả rác bậy.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã có công văn về việc sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera, phương tiện ghi hình để làm cơ sở xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn Thành phố. Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện khi xử lý hình ảnh vi phạm chưa đủ cơ sở xử phạt theo quy định tại Nghị định 165/2013 thì tiến hành nhắc nhở đối tượng vi phạm bằng các hình thức như nhắc nhở trực tiếp, nhắc nhở thông qua tổ khu phố, nhắc nhở thông qua tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội… Trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần thì UBND quận, huyện chỉ đạo người có thẩm quyền xử phạt phối hợp với lực lượng công an sử dụng các chứng cứ đã thu thập được cùng các biện pháp nghiệp vụ để chứng minh cho đối tượng hiểu, đồng ý hành vi vi phạm. Từ đó làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động