TP. Hồ Chí Minh: Dự kiến xây mới 29 nhà vệ sinh công cộng tại bến thủy nội địa, bến xe buýt
Theo đó, Sở Giao thông Vận tải có kế hoạch đầu tư xây dựng mới 29 nhà vệ sinh với tổng mức đầu tư hơn 5,6 tỷ đồng từ vốn ngân sách; trong đó, sở đầu tư mới 9 nhà vệ sinh tại các cảng, bến thủy nội địa (khu vực Quận 8, thành phố Thủ Đức và huyện Cần Giờ) và 20 nhà vệ sinh tại các bến bãi xe buýt, chủ yếu khu vực các quận, huyện ngoại thành.
Ngoài ra, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (trực thuộc Sở GTVT) đang quản lý 23 nhà vệ sinh tại 16 bến xe buýt, bãi kỹ thuật xe buýt, tạm trung chuyển xe buýt. Trong đó, có 7 nhà vệ sinh hoạt động tốt, 16 nhà vệ sinh cũ, hư hỏng cần duy tu sửa chữa và đã xây dựng kế hoạch sửa chữa năm 2023 và năm 2024. Tại 94 bến thủy nội địa, thành phố có đến 30 bến thủy chưa có nhà vệ sinh.
Theo Sở GTVT TP.HCM, trên địa bàn thành phố hiện có 5 bến xe liên tỉnh Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sương, Bến xe Ngã tư Ga và Bến xe Miền Đông mới. Đây cũng là 5 bến xe khách liên tỉnh đạt quy chuẩn bến xe khách loại 1, đang quản lý và khai thác tổng cộng 100 nhà vệ sinh công cộng hiện hữu, tổng diện tích 1.782m2, phục vụ hơn 44.000 lượt hành khách.
Trong số 5 bến xe trên, bến xe miền Đông mới (thành phố Thủ Đức) bố trí 70 nhà vệ sinh được thiết kế hiện đại, phục vụ tốt cho hành khách, tài xế và du khách. Các bến xe còn lại có 30 nhà vệ sinh hoạt động tốt, tuy nhiên bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh) bị hành khách đánh giá chưa tốt về chất lượng phục vụ của các nhà vệ sinh công cộng.
Sở GTVT cũng cho rằng, trong quá trình quản lý, vận hành, nhà vệ sinh công cộng đã phục vụ nhu cầu cần thiết cho người dân đến công viên để vui chơi, giải trí; phục vụ hành khách tham quan, du lịch; phục vụ người dân và hành khách sử dụng phương tiện vận chuyển tại các bến bãi.
Tuy nhiên, một số người dân thiếu ý thức khi sử dụng nhà vệ sinh gây tình trạng mất vệ sinh môi trường, lãng phí nước bên trong và khu vực xung quanh.
Đặc biệt, đối với các vị trí tự phục vụ, chỉ được vệ sinh định kỳ, không có người vận hành, thu phí, có chất lượng vệ sinh môi trường chưa đảm bảo so với nhà vệ sinh có đơn vị quản lý và tổ chức vận hành.
Ngoài ra, khi đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên phạm vi đất dành cho đường bộ và các bến khách ngang sông vẫn còn vướng pháp lý
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.