Trao 120 con dê cho phụ nữ dân tộc thiểu số cải thiện sinh kế

07/10/2024 14:19 Văn hóa
Đây là hoạt động hưởng ứng “120 phần việc đồng hành cùng phụ nữ, trẻ em nghèo” nhân đợt thi đua chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024).
Trao 120 con dê cho phụ nữ dân tộc thiểu số cải thiện sinh kế
Phụ nữ dân tộc thiểu số nhận dê của chương trình “Liên kết nuôi dê - Cải thiện sinh kế” từ Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk

7 hộ gia đình dân tộc thiểu số tại các huyện Krông Bông, Krông Buk, Cư Kuin và TP. Buôn Ma Thuột vừa được Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk trao 27 dê cái sinh sản. Đây là những con dê thuộc chương trình “Liên kết nuôi dê - Cải thiện sinh kế” hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ từ 3 – 5 dê cái theo hình thức xoay vòng con giống trong thời hạn 2 năm. Trong quá trình chăn nuôi, các nữ doanh nhân và hội phụ nữ địa phương sẽ đồng hành, theo sát các gia đình, trực tiếp hỗ trợ về kỹ thuật, thức ăn và cách chăm sóc dê.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk cho biết, số dê được trao thuộc chương trình Liên kết nuôi dê - Cải thiện sinh kế, là hoạt động hưởng ứng “120 phần việc đồng hành cùng phụ nữ, trẻ em nghèo” nhân đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk. Sau thời gian triển khai, chương trình nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực từ các doanh nhân.

Trao 120 con dê cho phụ nữ dân tộc thiểu số cải thiện sinh kế
Hội Nữ doanh nhân tỉnh Đắk Lắk trao dê cái sinh sản cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại TP. Buôn Ma Thuột

“Chúng tôi thực hiện từ tháng 6/2024, đến nay đã trao 3 đợt, vượt chỉ tiêu so với dự kiến ban đầu là trao 100 con dê. Chúng tôi sẽ trao 120 con dê, hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk. Mô hình “Liên kết nuôi dê – cải thiện sinh kế” này nhằm giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững, xử lý môi trường sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, nên được chị em hưởng ứng rất cao, vừa đóng góp vừa vận động Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam cùng hỗ trợ” - bà Nguyễn Thị Ngọc Anh chia sẻ.

Bích Hạnh

Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động