Vĩnh Phúc: Kiên định chủ trương “Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng”
Nhờ chủ trương đúng đắn và đi trước đón đầu thực tiễn, từ 1 KCN ban đầu thời điểm mới tái lập tỉnh, đến nay, Vĩnh Phúc đã có tổng số 19 KCN với tổng diện tích hơn 5.487 ha. Trong đó có 16/19 KCN được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tổng diện tích đất quy hoạch là hơn 3.093 ha (trong đó, diện tích đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và có thể cho thuê là hơn 1.883 ha; tổng diện tích đất đã cho thuê/đăng ký thuê là hơn 1.293 ha).
Trong các KCN đã có 390 dự án đang hoạt động SXKD (trong đó có 320 dự án FDI và 70 dự án DDI), tạo việc làm cho hơn 130 nghìn lao động, góp phần tăng thu ngân sách, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Khu Công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc). |
Để phát huy sâu tiềm năng, lợi thế của mình, Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao; thu hút các nhà đầu tư chiến lược, từng bước hình thành được các KCN chuyên ngành điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may...
Địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng đến chân hàng rào KCN như hệ thống đường giao thông, điện, nước, viễn thông,… đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội bên bên ngoài, các khu vệ tinh như khu dân cư, khu đô thị, thiết chế văn hóa,… đảm bảo cho sự phát triển bền vững, tăng tính hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào các KCN.
Cạnh đó, quá trình phát triển công nghiệp ở địa phương vẫn còn một số tồn tại như: Quỹ đất sạch hiện sẵn sàng cho thu hút đầu tư trong các KCN còn ít do một số hộ dân yêu cầu được bồi thường với đơn giá thỏa thuận, chưa thực sự hợp tác, gây cản trở trong việc BT- GPMB; vướng mắc về hồ sơ địa chính, nguồn gốc đất đai cần kéo dài thời gian xác minh, giải quyết; một số chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa tích cực phối hợp với đơn vị tổ chức bồi thường; công tác quy hoạch các khu tái định cư, nghĩa trang tập trung còn chậm...
Đặc biệt, trong quá trình triển khai thực hiện, tại một số khu vực đã được quy hoạch KCN nhưng chưa lựa chọn được chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN, các nhà đầu tư có nhu cầu triển khai dự án thứ cấp trước, trong khi Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định trường hợp nhà đầu tư thứ cấp trong KCN được thuê đất trực tiếp với UBND tỉnh. Đây là khó khăn cần được tháo gỡ để đáp ứng nhu cầu và tranh thủ cơ hội đầu tư tại các KCN.
Với mục tiêu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trung tâm công nghiệp điện tử lớn, có sức lan toả đến phát triển vùng; phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, thời gian tới, địa phương sẽ tăng cường đẩy mạnh liên kết kinh tế với các địa phương lân cận, hỗ trợ DN thực hiện kết nối, xây dựng các chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp. Tăng cường các giải pháp đồng bộ, từng bước tháo gỡ các tồn tại, khó khăn, ưu tiên các điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển.
Đồng thời sẽ chú trọng việc tăng quỹ đất sạch, để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư chiến lược, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2030, phát triển thêm 4 KCN, nâng tổng số các KCN lên 23 khu và sau năm 2030 tăng lên 27 KCN với tổng diện tích khoảng 6.200 - 7.000 ha...
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.