Vĩnh Phúc thu hút vốn FDI tăng 50% kế hoạch năm

02/12/2024 07:10 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vĩnh Phúc đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử... với tổng vốn đầu tư FDI năm 2024 ước đạt 600 triệu USD, tăng 50% kế hoạch năm.

Với việc điều chỉnh cách thức, giải pháp thu hút vốn FDI và phương thức tiếp cận đối tác đầu tư thông qua triển khai các đề án cụ thể, chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, đồng bộ, Vĩnh Phúc đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử... với tổng vốn đầu tư FDI năm 2024 ước đạt 600 triệu USD, tăng 50% kế hoạch năm, trong đó có nhiều nhà đầu tư đến từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu thu hút 500 triệu USD vốn FDI và đề ra các giải pháp như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư thực chất hơn, theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, trong đó ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, thân thiện với môi trường; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; tăng cường kết nối, tích hợp dịch vụ công trực tuyến gắn với phát triển chính quyền số, kinh tế số.

Vĩnh Phúc thu hút vốn FDI tăng 50% kế hoạch năm
Vĩnh Phúc đã thu hút được các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như ô tô, xe máy, linh kiện điện tử... với tổng vốn đầu tư FDI năm 2024 ước đạt 600 triệu USD, tăng 50% kế hoạch năm.

Tính đến ngày 15/9/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 58 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 507,94 triệu USD, tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước và vượt 26,99% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Đáng chú ý, các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tới 82,26% tổng vốn đăng ký, tương đương 417,95 triệu USD. Các quốc gia đầu tư truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan tiếp tục dẫn đầu, trong đó Hàn Quốc chiếm 53,11% tổng vốn FDI với 269,78 triệu USD. Những dự án này không chỉ tạo động lực cho ngành công nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ phụ trợ.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trong nước (DDI) cũng đạt được kết quả khả quan với 20 dự án (gồm 13 dự án cấp mới và 7 dự án điều chỉnh vốn), tổng vốn đăng ký đạt 4.640,18 tỷ đồng, tương đương 84,37% kế hoạch đầu năm. Các dự án DDI tập trung vào lĩnh vực bất động sản, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển hạ tầng và kinh tế địa phương.

Những kết quả này có được là nhờ vào các chính sách hỗ trợ đầu tư linh hoạt, cải thiện mạnh mẽ thủ tục hành chính, và sự đồng hành của chính quyền địa phương với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và khu công nghiệp, đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong việc thu hút dòng vốn chất lượng cao...

Minh Phú

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động