Australia: Tái chế rác thải nhựa thành nguyên liệu cho máy in 3D
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học New South Wales (UNSW) của Australia (Úc) đã phát minh một thiết bị công nghệ mới nhằm tái chế nhựa cứng phế thải thành nguyên liệu cho máy in 3D.
Với sự hợp tác cùng Renew IT - công ty quản lý tài sản công nghệ thông tin có trụ sở ở Australia và New Zealand, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu & Công nghệ vật liệu bền vững (SMaRT) thuộc UNSW đã phát triển một thiết bị mới có tên Plastics Filament MICROfactorieTM Technology (tạm dịch: Công nghệ MICROfactorieTM sợi tơ nhựa). Thiết bị được lắp đặt tại cơ sở của Renew IT ở thành phố Sydney.
In 3D – công nghệ đang bùng nổ hiện nay |
Các mặt hàng điện tử như tivi, máy tính, máy in đang được sản xuất với số lượng ngày càng tăng và thường có vòng đời ngày càng ngắn. Khi hết tuổi thọ, giải pháp của ngành công nghiệp rác thải là đưa chúng đến bãi chôn lấp. Do vậy, công nghệ mới giúp giải quyết 2 vấn đề, không chỉ giúp giảm thiểu việc sản xuất nhựa nguyên chất bằng việc tạo ra sợi in 3D từ các chất thải mà còn ngăn chặn việc nhựa cứng bị đưa ra bãi rác.
In 3D đang được ứng dụng nhanh chóng trong nhiều ngành nghề hiện nay, nhưng nguồn nguyên liệu cho in 3D vẫn phụ thuộc vào nhựa nguyên chất. Các sợi nhựa này ngày nay gần như được nhập khẩu hoàn toàn vào Úc và chúng được làm từ hóa dầu. Do đó, việc sản xuất các nguyên liệu này cũng làm giảm bớt tác động của hoạt động vận tải hàng hóa toàn cầu đối với môi trường.
Công nghệ mới trên có tiềm năng cách mạng hóa việc tạo ra sợi nhựa cho máy in 3D. Bằng cách thu hồi nhựa chất lượng cao từ rác thải điện tử để tái sản xuất, công nghệ này có thể giúp các tổ chức kiểm soát phát thải và thúc đẩy ngành sản xuất