Bắc Ninh: Nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển dịch vụ môi trường

14/06/2023 00:00 Phát triển ngành CNMT
Cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển công nghiệp môi trường chưa đủ hấp dẫn tạo nên cú hích cho thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực này. Đặc biệt là khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường từ nguồn kinh phí của mình.
Giải quyết bài toán phát triển dịch vụ môi trường sẽ mang đến cho Bắc Ninh nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế
Giải quyết bài toán phát triển dịch vụ môi trường sẽ mang đến cho Bắc Ninh nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế
Thực hiện Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai thực hiện Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam; gắn với sự phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; bảo đảm khai thác được lợi thế của tỉnh và gắn kết chặt chẽ các mối liên kết vùng, liên kết tuyếnđể thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Bắc Ninh coi trọng chất lượng tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nội ngành, tăng giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp; Thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ cao, sử dụng ít đất, thân thiện với môi trường; Gắn phát triển công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp với phát triển mạng lưới hạ tầng xã hội.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, tỉnh cũng nhận thấy nhiều nội dung còn đang khó thực hiện, nhất là các cơ chế, chính sách phát triển ngành Công nghiệp môi trường.

Cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương về phát triển công nghiệp môi trường chưa đủ hấp dẫn tạo nên cú hích cho thu hút đầu tư xã hội vào lĩnh vực này. Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung tạicác huyện, thị xã, thành phố có tính chất nước thải phức tạp, xen lẫn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp (làng nghề, cụm công nghiệp) nên công tác khảo sát lập dự án, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Các dự án phải triển khai theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngânsách có trình tự, thủ tục nhiều, dẫn đến thời gian thực hiện dự án kéo dài.

Bên cạnh đó,nguồn lực cho phát triển công nghiệp môi trường còn hạn chế, thị trường cho công nghệ và dịch vụ môi trường chưa sôi động, đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.

Các nghiên cứu, giải pháp khoa học và công nghệ có khả năng tác động mạnh mẽ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của địaphương còn hạn chế; chưa tạo được phong trào ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Tiềm lực, cơ sở vật chất và nguồn lực phục vụ cho hoạt động nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý ô nhiễm môi trường, phát triển công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh còn hạn chế.

Một số máy móc, thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài, không thực hiện được việc nhập khẩu để thực hiện dự án như kế hoạch.

Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung lớn,nguồn vốn chủ yếu là ngân sách nhà nước nên cần có kế hoạch phân bổ kinh phí để đầu tư.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển ngành côngnghiệp môi trường tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, tỉnh cũng kiến nghị ác Bộ ngành Trung ương hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển ngành công nghiệp môi trường để có những cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, có những hướng dẫn cụ thể hơn để định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường và tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường khoa học công nghệ xử lý môi trường.

Bên cạnh đó, tỉnh hy vọng Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường cấp địa phương về ngành công nghiệp môi trường.

Nguyễn Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động