Dự án Thủy điện Đạ Sar

Bài 2: Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

04/06/2020 12:17 Công nghệ, thiết bị
Dự án Thủy điện Đạ Sar, được thực hiện tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, do Công ty cổ phần điện Đạ Sar làm chủ đầu tư là công trình thủy điện đường dẫn cấp II, có công suất dự kiến là 10MW. Dự án đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường với việc hoàn thành các công trình, biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn, khí, bụi, tiếng ồn....
Bài 1: Chất thải phát sinh tác động tới môi trường
bai 2 cac cong trinh va bien phap bao ve moi truong cua du an
Các thiết bị gây ồn lớn như tua bin, máy phát điện, máy nén khí sẽ được bố trí dưới các tầng hầm.

Xử lý nước thải

Giai đoạn triển khai xây dựng, để xử lý nước thải sinh hoạt chủ đầu tư xây dựng bể tự hoại với dung tích là 20m3 tại khu phụ trợ để xử lý nước thải từ quá trình vệ sinh của công nhân. Đối với nước thải từ hoạt động tắm rửa và khu vực nấu ăn sẽ được thoát theo hệ thống thoát nước riêng biệt rồi dẫn về hố ga tập trung. Tại hố ga tập trung, nước thải sinh hoạt sẽ được bổ sung hóa chất khử trùng Clorin trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Để xử lý nước mưa chảy tràn, đơn vị xây dựng hệ thống mương, rãnh thoát nước cho từng khu vực công trường để thu gom nước mưa chảy tràn. Tại hệ thống mương và rãnh thoát nước bố trí hố ga để lắng cặn trước khi chảy vào sông Đa Nhim. Mương được làm bằng đất, hố ga có song chắn rác nhằm giảm rác thô và đất đá do nước mưa kéo theo làm tắc hệ thống. Các hố ga được bố trí cách nhau trung bình 100-200m tùy địa hình khu vực để làm giảm lưu tốc của dòng chảy. Độ dốc mương, rãnh từ 1-3% tùy thuộc vào địa hình. Đối với nước thải xây dựng chứa dầu mỡ và các tạp chất, chủ yếu từ khu vực rửa xe, sửa chữa và bảo dưỡng cơ khí, được thu gom và dẫn vào bể lắng cát (dung tích khoảng 6,0m3 ) và sau đó là bể tách dầu mỡ (dung tích khoảng 1,0m3 ). Các bể này đặt ngay cạnh máng rửa xe tại khu vực cổng ra vào công trường; đồng thời bố trí công nhân thường xuyên vớt váng dầu và cặn lắng tại các hố ga và tuyến thoát nước trong khu vực đem đi xử lý cùng với các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công.

Giai đoạn vận hành, chủ đầu tư xây dựng 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có công suất khoảng 5,0m3 /ngày. Vị trí đặt hệ thống xử lý nước thải trong khuôn viên của khu vực nhà điều hành. Quá trình xử lý bao gồm 2 công đoạn sau: công đoạn xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, thiết bị tách dầu và công đoạn xử lý chính bằng bể aroten, bể lắng, bể khử trùng. Nước thải sau xử lý đạt cột B của QCVN 14:2008/BTNMT rồi mới thải ra nguồn tiếp nhận là sông Đa Nhim.

Đối với nước mưa chảy tràn, nước mưa mái được thu gom bằng các đường ống PVC-D110 dẫn vào rãnh thoát nước xây dựng ngoài nhà máy. Nước mưa chảy tràn được thu gom vào rãnh thoát nước để nước chảy vào hố ga lắng cặn, độ dốc đáy rãnh từ 1-3% và thải xuống sông Đa Nhim.

Nước thải rò rỉ chảy qua tua bin nhiễm dầu sẽ được thu gom về bể tách dầu (dung tích 3m3 ), sau đó dùng máy bơm (công suất động cơ N=15kW, n=1450 vòng/phút) hút nước nhiễm dầu đưa về máy lọc dầu (công suất 3m3 /giờ) để xử lý. Nước sau khi được tách dầu sẽ chảy về bể thu nước rò rỉ (V=55,68m3 ), sau đó được dẫn về bể tháo khô của nhà máy và bơm ra hạ lưu sông Đa Nhim.

Xử lý bụi, khí thải

Giai đoạn triển khai xây dựng sẽ bố trí máng rửa xe tại vị trí gần khu vực cổng ra vào công trường để vệ sinh bánh xe và gầm xe trước khi xe ra khỏi công trường. Tưới nước, phun ẩm bề mặt công trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi do quá trình đào đắp. Trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ, công nhân. Đối với trạm trộn bê tông, sử dụng trạm trộn bê tông có thiết kế silo lọc bụi túi dạng khô (lọc bụi khô) kết hợp với hệ thống phun sương làm giảm lượng bụi phát tán trong môi trường. Đối với trạm nghiền sàng, sử dụng hệ thống phun sương trên toàn bộ mặt bằng khu chế biến. Hệ thống phun sương có cấu tạo đơn giản là hệ thống giàn ống nước bằng nhựa, được đục các lỗ nhỏ, một đầu nối với máy bơm, một đầu bịt kín, khi nước có áp lực chảy vào đường ống sẽ tạo ra áp lực phun, sẽ phun nước dưới dạng gần giống phun sương. Ngoài ra, tại khu vực nghiền sàng phải thường xuyên được phun nước trên bề mặt bãi chứa đá nguyên khai.

Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải sinh hoạt

Giai đoạn triển khai xây dựng, đối với chất thải sinh hoạt sẽ bố trí 06 thùng rác có nắp đậy dung tích từ 120-200 lít để thu gom rác thải sinh hoạt tại công trường. Ngoài ra bố trí 03 xe đẩy rác tại các khu vực thi công để thu gom, tập kết rác thải từ các khu vực về vị trí tập kết. Trong thời gian lưu chứa rác thải chờ vận chuyển xử lý, bổ sung chế phẩm vi sinh ngăn ngừa phát sinh mùi hôi. Chủ dự án thuê đơn vị có chức năng tại địa phương thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Đối với chất thải rắn xây dựng, dự án bố trí 01 bãi thải bên bờ phải sông Đa Nhim để đổ thải. Vị trí của bãi thải gần khu phụ trợ, gần tuyến đường thi công, 6 vận hành của dự án, cách đập đầu mối khoảng 600m về phía hạ lưu. Bãi thải có diện tích 1,22ha, chiều cao đổ thải 11,0m, đặt ở cao trình +1.200m. Bãi thải được kè đá xung quanh với chiều cao kè từ 3,5-4m nhằm hạn chế sạt lở đất đá. Trên thân kè bố trí các ống tiêu thoát nước. Bãi thải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn và có hệ thống rãnh thu nước mưa tránh hiện tượng trượt lở đất đá. Sau khi kết thúc đổ thải, Chủ dự án tiến hành phủ lớp đất màu, trồng cây xanh để chống xói lở, đảm bảo an toàn cho bãi thải và phục hồi cảnh quan tự nhiên cho khu vực.

Giai đoạn vận hành, đối với chất thải sinh hoạt sẽ trang bị 02 thùng rác dung tích 240 lít khu vực bếp nấu ăn, 10 thùng rác 24 lít tại nhà quản lý vận hành và khu vực làm việc trong Nhà máy, 06 thùng 60 lít tại dọc đường nội bộ và sân thuận tiện cho việc vứt rác của cán bộ, nhân viên làm việc và khách đến tham quan; hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại địa phương để thu gom, xử lý theo quy định. Phối hợp với chính quyền địa phương xác định vị trí đổ đất, đá thải, phế thải xây dựng, thực bì phát sinh trong quá trình thi công; xây dựng kè chắn hoặc rọ đá chắn chân bãi thải để phòng chống đất, đá cuốn trôi xuống sông Đa Nhim; đảm bảo việc đổ thải đất, đá, phế thải xây dựng đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý bãi thải nhằm phòng chống đất, đá cuốn trôi xuống sông khi gặp mưa lớn và lũ quét; đảm bảo việc đổ thải đất, đá thải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh môi trường; tuân thủ việc đổ thải đất đá tại bãi thải theo đúng thiết kế và quy định pháp luật hiện hành.

Thu gom, lưu giữ, quản lý và xử lý chất thải nguy hại

Giai đoạn triển khai xây dựng xây dựng kho chứa chất thải nguy hại (CTNH) tạm thời với diện tích 20m2 , bố trí phía sau kho chứa vật tư tại công trường. Kho chứa CTNH có mái che bằng tôn, sàn đổ bê tông chống thấm, không trơn trượt và không có khe nứt. Phía trong kho có chứa tiêu lệnh chữa cháy và bình chữa cháy, bên ngoài có gắn biển báo kho CTNH và biển báo nguy hiểm. Trong kho bố trí 01 thùng chứa CTNH dung tích 120 lít (chứa giẻ lau, găng tay dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, các loại chất thải có thành phần nguy 7 hại hữu cơ); 02 thùng phuy dung tích 240 lít (chứa chất thải có chứa dầu, dầu nhiên liệu thải); ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định.

Giai đoạn vận hành xây dựng kho chứa CTNH kiên cố với diện tích 15m2 , được bố trí phía sau Nhà máy, cách xa nguồn nước và khu vực nghỉ ngơi của công nhân. Kho được xây bằng gạch đặc, trát xi măng và được gia cố bằng bê tông; kho chứa có mái che bằng tôn, ô thoáng, có biển báo khu vực chứa CTNH. Sàn đổ bê tông, không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt và không có khe nứt. Bố trí các thùng phuy để chứa CTNH phát sinh.

Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, dự án sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên. Đảm bảo các quy định chung về công tác an toàn khi nổ mìn; Áp dụng khoảng cách nổ mìn an toàn tối thiểu đối với người là 300m theo QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

Các thiết bị gây ồn lớn như tua bin, máy phát điện, máy nén khí sẽ được bố trí dưới các tầng hầm để giảm thiểu tiếng ồn phát tán ra môi trường bên ngoài; lắp đặt máy móc, thiết bị theo đúng thiết kế của nhà sản xuất, thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết bị mài mòn.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Để phòng ngừa tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố đuối nước, cần tuân thủ đúng quy định về sử dụng, vận hành các trang thiết bị, máy móc thi công; tuyên truyền các thông tin về vệ sinh, an toàn lao động cho cán bộ, công nhân; khám bệnh định kỳ cho cán bộ, công nhân; lắp hàng rào, biển báo tại khu vực nguy hiểm, bố trí lịch trình vận chuyển vật liệu xây dựng hợp lý. Để phòng ngừa sự cố cháy nổ, chập điện, tổ chức hướng dẫn công tác phòng chống cháy nổ, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tập huấn phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, công nhân; các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ và cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện; lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do sạt lở, mưa lũ và phòng ngừa lũ ống lũ quét, thực hiện theo dõi những cảnh báo khí tượng thủy văn của tỉnh về dự báo lũ quét, lũ ống kịp thời, chính xác; không thi công trong thời gian có mưa lũ; cắm biển báo tại nơi thường xuyên xảy ra các sự cố. Để giảm thiểu tác động do sự cố vỡ đê quai, việc thi công đê quai đảm bảo theo đúng thiết kế kỹ thuật và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành; đê quai được thi công vào mùa khô để hạn chế việc tác động bởi dòng chảy lớn, tránh thi công vào mùa mưa; lắp đặt camera giám sát liên tục 24/24 giờ để theo dõi đê quai trong quá trình xây dựng để kịp thời phát hiện sự cố, nhanh chóng di dời phương tiện và con người ra khỏi vùng nguy hiểm, dẫn dòng toàn bộ lưu lượng qua cống dẫn dòng.

Các biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải: Giảm thiểu tác động của quá trình phát quang thực vật và thi công xây dựng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại khu vực dự án và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang: cắm mốc chỉ giới, khoanh vùng khu vực thực hiện Dự án; thực hiện phát quang đúng tiến độ, đúng diện tích trong ranh giới thực hiện Dự án; nghiêm cấm công nhân chặt phá rừng và săn bắt động vật trái phép ngoài khu vực dự án; các loại chất thải phát sinh phải được thu gom và xử lý theo đúng quy định. Giảm thiểu tác động đến việc thay đổi địa hình, địa mạo, cảnh quan: khi kết thúc quá trình xây dựng phải thực hiện hoàn nguyên mặt bằng các khu vực chiếm dụng đất tạm thời như khu phụ trợ và bãi thải; tiến hành vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng công trường; đánh giá lại thảm thực vật bị mất hoặc bị ảnh hưởng để lên kế hoạch trồng lại thảm thực vật mới trên các bãi đất trống tại khu vực phụ trợ, khu vực bãi thải và khu nhà ở nhằm tạo cảnh quan.

Trong giai đoạn vận hành, để phòng ngừa, giảm thiểu sự cố kẹt cửa van, cửa nhận nước, bố trí một khoang lưới chắn rác, kích thước thông thuỷ tại vị trí lưới chắn rác là 9 BxH = 5,0x6,0m trước cống lấy nước. Chất thải thu được từ lưới chắn rác sẽ được thu gom về nơi tập kết chất thải sinh hoạt để đưa đi xử lý. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ sẽ lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, bố trí họng nước cứu hỏa và thiết bị chữa cháy đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án phòng cháy, chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố, rủi ro vỡ đập, đảm bảo an toàn hồ chứa. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành về việc xả nước, xả lũ và thông tin kịp thời cho vùng hạ du và chia sẻ thông tin xả lũ với các nhà máy thủy điện khác cùng nằm trên lưu vực sông Đa Nhim nhằm đảm bảo an toàn cho người dân địa phương và cho các công trình vùng hạ du; thực hiện quan trắc mực nước hồ, bồi lắng bùn cát và lượng mưa định kỳ. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành, khai thác đảm bảo an toàn và hiệu ích cao nhất của hồ chứa; thực hiện nghiêm các nguyên tắc phòng chống và xử lý sự cố trong vận hành công trình; tiến hành kiểm tra toàn bộ thiết bị, công trình và nhân sự trước mùa lũ hàng năm. Lập các phương án dự báo ngắn hạn về lưu lượng dòng chảy, chất lượng nguồn nước đến hồ trên cơ sở các dự báo chung của cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia; tiến hành lập hoặc cập nhật, bổ sung phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.

Các biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải: Biện pháp giảm thiểu tác động do thay đổi chế độ dòng chảy của sông Đa Nhim trong quá trình tích nước và vận hành nhà máy thủy điện: Duy trì dòng chảy tối thiểu phía sau tuyến đập: lắp đặt 01 ống xả dòng chảy tối thiểu bên vai phải đập tràn, ống được làm bằng thép dài 35m, đường kính trong là 700mm đặt tại cao trình 1.179,75m; đảm bảo xả lưu lượng dòng chảy tối thiểu không nhỏ hơn 0,94m3 /s. Bên cạnh đó, đoạn sông dài khoảng 4,8km từ tuyến đập đến nhà máy thủy điện Đạ Sar còn được bổ sung thêm 10 nguồn nước tự nhiên như: nước mưa, nước chảy từ các khe núi, khe suối nhỏ thuộc bờ trái và bờ phải sông Đa Nhim nên đảm bảo đoạn sông này không trở thành “sông chết”. Thiết kế, lắp đặt đầy đủ các thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa, thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa, thiết bị quan trắc dòng chảy tối thiểu, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, vùng hạ du đập và hạ lưu nhà máy; đảm bảo kinh phí duy trì sự làm việc ổn định, hiệu quả của các thiết bị trong giai đoạn tích nước hồ chứa và khai thác công trình theo đúng quy định hiện hành. Xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ đúng quy trình vận hành hồ chứa được phê duyệt.

Biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước hồ: thực hiện các biện pháp thu dọn lòng hồ trước khi tích nước; quan trắc nước mặt hồ chứa định kỳ và quản lý chất lượng nguồn nước trong hồ theo đúng quy định. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái tại sông Đa Nhim: Phối hợp với cơ quan chức năng địa phương trồng cây phủ xanh đất trống hoặc nơi có cường độ xói mòn lớn. Thả các loài thủy sinh phù hợp với điều kiện địa phương vào hồ chứa nước và đoạn sông sau đập đầu mối nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học. Phổ biến thông tin, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, ngăn chặn hành vi chặt phá rừng khu vực xung quanh dự án và khai thác tài nguyên quá mức.

Biện pháp giảm thiểu tác động do lắng đọng trầm tích gây bồi lắng lòng hồ: Theo dõi hiện trạng hồ chứa trước các mùa mưa lũ và có biện pháp thu dọn các tảng đá lăn lớn xuất hiện trong lòng hồ. Tiến hành nạo vét bùn cát trong lòng hồ theo kế hoạch và xả bùn cát thông qua cống xả cát về phía hạ lưu tuyến đập nhằm hạn chế lượng bùn cát di đẩy gây bồi lắng lòng hồ (cống xả cát kích thước BxH = 2x2m được lắp đặt tại cao trình 1.173m). 3

Công trình bảo vệ môi trường giai đoạn triển khai xây dựng, gồm: Hệ thống thoát nước mưa bằng mương đất (chiều rộng mặt khoảng 1,5m; chiều rộng đáy khoảng 1m, sâu khoảng 0,5m). 01 Bể tự hoại tổng dung tích 20m3 . 01 Bể tách dầu tại trạm trộn bê tông có dung tích 6,0m3. 01 Máng rửa xe (chiều dài 10m, chiều rộng 4m, chiều sâu nước là 0,3m). 01 Bể tách cát (dung tích 6,0m3 ) và 01 bể tách dầu mỡ (dung tích 1,0m3 ) tại khu vực rửa xe. 01 Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 20m2 .

Công trình bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành, gồm: 01 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3 /ngày. 01 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải nhiễm dầu (gồm: 01 bể tách dầu dung tích 3,0m3 ; 02 máy bơm công suất động cơ N=15kW, n=1450 vòng/phút; 01 máy lọc dầu công suất 3m3 /giờ; 01 bể thu nước sau xử lý nước nhiễm dầu dung tích 55,68m3 ). 01 Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 15m2.

Thuý Hà
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động