Cần cái nhìn khách quan, thân thiện hơn đối với những người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương
Nhìn nhận tốt hơn để chung tay tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống là trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác quản lý tài nguyên và môi trường |
Đâu đó khi nhắc đến tình hình sai phạm về đất đai, ô nhiễm môi trường, người ta thường đổ trách nhiệm cho các cơ quan chức năng cũng như những người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. Ở khía cạnh nào đó, đây thật sự cũng là trách nhiệm phải có thể thấy được, tuy nhiên vẫn còn phần đa số người chưa hiểu, thông cảm và ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng từng ngày, trong suốt nhiều năm và dưới sức ép không nhỏ từ cộng đồng đối với các cơ quan chức năng và những người làm công tác quản lý về tài nguyên và môi trường. Để hiểu và thật sự cảm thông cho những người đang ngày đêm có gắng trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, không nên chỉ nhìn vào những tồn tại mang tính nhất thời mà hãy nhìn vào khối lượng công việc, hiệu quả công việc mà họ đem lại cho xã hội, cho đất nước để đánh giá. Sự thấu hiểu, cảm thông và chuyển hóa thành hành động của người dân là thước đo hiệu quả và động lực to lớn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
Để cảm nhận được tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường trong thực hiện nhiệm vụ, cùng Tạp chí Công nghiệp môi trường đến với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa trong những ngày tháng 5.
Có quá nhiều việc phải làm trong một tháng
Trong tháng 5 năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận và giải quyết được một số kết quả công tác về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi.
Đối với Lĩnh vực quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 02 trường hợp; tham mưu UBND tỉnh gia hạn quyền sử dụng đất 04 trường hợp.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát danh mục công trình, dự án đưa vào Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025 tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay đơn vị tư vấn đang triển khai công tác lập Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Mặc dù, Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng số liệu cụ thể trong quy hoạch tỉnh Sở kế hoạch và Đầu tư vẫn chưa hoàn chỉnh nên tư vấn Lập Kế hoạch sử dụng đất đang gặp khó khăn, chưa đáp ứng theo tiến độ hợp đồng đã được ký kết.
Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 8/8 huyện, thị xã, thành phố.
Tiếp nhận 10.242 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận QSD đất và 10.576 hồ sơ của kỳ trước chuyển qua tổng cộng là 20.818 hồ sơ; trong đó có 883 hồ sơ không đủ điều kiện trong thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất.
Giải quyết và bàn giao 12.178 Giấy chứng nhận QSD đất các loại gồm (Giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho 01 tổ chức; Giấy chứng nhận QSD đất lần đầu cho 274 cá nhân, hộ gia đình; Cấp mới Giấy chứng nhận cho 298tổ chức do biến động; Cấp mới Giấy chứng nhận cho 5.232 cá nhân, hộ gia đình do biến động; Chỉnh lý Giấy chứng nhận cho 11 tổ chức; Chỉnh lý Giấy chứng nhận cho 2.760 cá nhân, hộ gia đình; đăng ký 3.602 giao dịch bảo đảm.
Đối với Giá đất cụ thể để tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt giá đất 06 hồ sơ. Tổ chức nhiều hoạt động hướng dẫn các địa phương về quy định bồi thường và một số vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường.
Đã tổ hức cung cấp các thông tin lưu trữ và cơ sở dữ liệu đất đai cho 2.508 trường hợp; cập nhật cơ sơ dữ liệu đất đai cho 10.221 trường hợp.
Thẩm định bản Trích đo địa chính khu đất để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận QSD đất: 05 công trình; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 28/04/2023 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 24/10/2017 về quản lý hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, triển khai chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đề nghị UBND thành phố Nha Trang và Công ty Cổ phần Vật tư Nông sản có ý kiến đối với phương án hỗ trợ đo đạc tại dự án Khu dân cư Nam Vĩnh Hải. Tiếp tục lấy ý kiến Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư về nguồn kinh phí thực hiện dự án cơ sở dữ liệu nền địa lý; thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II năm 2023 tại Quyết định số 358/QĐ-STNMT ngày 10/05/2023. Hoàn thành 1.856/2.948 hợp đồng đo đạc.
Đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án: Nút giao thông Ngọc Hội - đường 23/10, đường vành đai 2… và các dự án có vốn đầu tư công theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND thành phố Nha Trang; đối với các dự án khác tiếp tục phối hợp với các phòng, ban thuộc thành phố Nha Trang giải quyết các vướng mắc tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng; tham mưu UBND thành phố Nha Trang giải quyết đơn, thư khiếu nại đúng thời gian quy định. Quản lý, bảo vệ 35 khu, lô đất (tính đến tháng 04/2023); đăng thông tin quỹ đất công được giao quản lý lên Trang Thông tin điện tử, Bản tin Tài nguyên và Môi trường; thường xuyên thực hiện bảo vệ, kiểm tra, xử lý các tồn tại, vướng mắc trong quá trình bảo vệ quỹ đất công được giao quản lý.
Tổ chức thực hiện thông báo đấu giá lần 2 đối với thửa đất số 158, tờ bản đồ số 5, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang; tham mưu lại kế hoạch đấu giá quyền sử đất năm 2023 sau khi Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Nha Trang được duyệt.
Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở đã tham mưu thẩm định báo cáo ĐTM, đề án cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch Bảo vệ Môi trường: trình UBND tỉnh phê duyệt 02 dự án về đánh giá tác động môi trường ĐTM; cấp 03 giấy phép môi trường; đang chờ các cơ quan/đơn vị cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định: 01 hồ sơ. Báo cáo UBND tỉnh: việc xin phép thực hiện thủ tục cấp Giấy phép môi trường của cơ sở Nhà máy Điện mặt trời Sông Giang tại xã Cam Thịnh Đông và xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh; Kế hoạch triển khai thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa; rà soát các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Kế hoạch số 482/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh.
Ban hành các văn bản đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế gửi các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; tăng cường phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, cải tạo phục hồi môi trường của cơ sở khai thác khoáng sản. Theo dõi, giám sát số liệu và hình ảnh Camera giám sát truyền về Sở Tài nguyên và môi trường đối với 18 đơn vị. Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: tổng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp từ ngày 01/4/2023 đến 30/4/2023 là 117.334.192 đồng; hướng dẫn Công ty TNHH Seyoung Vina kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Triển khai công tác thu và phân tích mẫu nhiệm vụ quan trắc môi trường tháng 5/2023 (môi trường nước mặt tại 33 vị trí, nước biển ven bờ tại 28 vị trí, không khí xung quanh tại 28 vị trí); hoàn thành các báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ tháng 4/2023; vận hành trạm tự động quan trắc môi trường không khí tại Làng Trẻ em SOS Nha Trang và trạm tự động quan trắc môi trường không khí tại thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa; hoàn thiện công tác đánh giá lại phòng thí nghiệm theo ISO 17025:2017
Đối với Lĩnh vực hoạt động tài nguyên nước, khí tượng Thủy văn, Biến đổi khí hậu, tiếp nhận 24 hồ sơ hoạt động tài nguyên nước (kể cả hồ sơ kỳ trước chuyển qua), đã tham mưu UBND tỉnh cấp 01 hồ sơ, còn 23 hồ sơ đang giải quyết.
Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ “Khoanh định, công bố danh mục, bản đồ hạn chế khai thác nước dưới đất và lập phương án tổ chức thực hiện việc hạn chế khai thác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” và nhiệm vụ “Xây dựng quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với lũ, ngập lụt, phát triển kinh tế – xã hội”
Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản: tiếp nhận 32 hồ sơ (kể cả hồ sơ kỳ trước chuyển qua) và đang tiến hành thẩm định. Tổ chức thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xác nhận 03 hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị, kế hoạch và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 3098/KH-UBND ngày 03/4/2018. Tổng hợp, rà soát các khu vực đề xuất bổ sung mỏ vật liệu phục vụ Dự án thành phần 1 thuộc Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Tiếp tục triển khai Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhìn vào khối lượng công việc trong 01 tháng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, những tưởng đội ngũ làm công tác bảo vệ môi trường của tỉnh phải thực sự đông đảo nhưng ít ai biết được để làm được hết khối lượng công việc đó, “họ” (những người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường) đã phải gồng mình, đánh đổi nhiều đến như thế nào trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. “Họ” đã dành hết thời gian cho công việc, luôn nỗ lực không ngừng để hoàn thành đúng tiến độ được giao, đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành cũng như nâng cao trách nhiệm trong phục vụ nhân dân trong khi điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đội ngũ nhân lực thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Áp lực lớn từ nguồn nhân lực mỏng và cơ cấu nhân lực các ngành chuyên môn không đồng đều
Tính đến hết năm 2022, tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các đơn vị quản lý hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp của toàn ngành tài nguyên và môi trường (tính đến cấp huyện) là 5.635 người; trong đó, ở trung ương là 519 người, ở cấp tỉnh là 2.901 người, cấp huyện là 2.215 người, giảm gần 800 người so với năm 2016. Ngoài ra, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác môi trường ở các Bộ, ngành, Ban quản lý, ... có khoảng hơn 700 người, chưa kể lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Số lượng người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường không những không tăng lên mà còn giảm đi cơ bản do các địa phương thực hiện chính sách về tinh giản biên chế cũng như quy hoạch lại cơ cấu tổ chức ngành tài nguyên và môi trường. Khánh Hòa cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa được kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa trong đó quy định về cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Sở (Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám; Phòng Khoáng sản - Nước, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu); các cơ quan trực thuộc Sở (Chi cục Bảo vệ Môi trường (không tổ chức phòng); Chi cục Quản lý đất đai (không tổ chức phòng); Chi cục Biển và Hải đảo (không tổ chức phòng); các đơn vị Sự nghiệp trực thuộc Sở (Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (không tổ chức phòng thuộc Trung tâm); Văn phòng Đăng ký đất đai Khánh Hòa; Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường).
Có thể nhận thấy, đầu mối các đơn vị của Sở đã thu gọn, nhiều đơn vị chuyên môn không có tổ chức phòng và áp lực về số lượng biên chế, người làm việc đã vô tình tạo ra áp lực không nhỏ cho đội ngũ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường của tỉnh.
Bên cạnh việc số lượng nhân lực mỏng, cơ cấu nhân lực giữa các ngành chuyên môn đang có sự mất cân đối: nhân lực quản lý đất đai luôn chiếm tỷ lệ cao nhất hơn 60%, trong khi nguồn nhân lực tài nguyên nước và khí tượng thủy văn chiếm từ 1-2%; địa chất khoáng sản chiếm 2-3%...; nguồn nhân lực được đào tạo ở các chuyên ngành khác chiếm gần 40% cũng tạo ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý của Sở. Đơn cử, nhiều đơn vị chuyên môn chỉ có 2-3 cán bộ đúng chuyên ngành đào tạo, trong khi địa bàn hoạt động rộng; nội dung công việc sự vụ, đơn lẻ quá nhiều trong khi lại phải đảm bảo việc xây dựng kế hoạch, báo cáo cũng như các hoạt động nghiên cứu thực tiễn phần nào tạo ra sức ép lớn cho đội ngũ quản lý tài nguyên và môi trường.
Đây là vấn đề chung đối với các Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương trên cả nước chứ không chỉ câu chuyện riêng tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa. Không để áp lực từ nguồn nhân lực mỏng và cơ cấu nhân lực các ngành chuyên môn không đồng đều ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp cấp bách, hiệu quả với phương châm “Lấy trách nhiệm, sự cầu thị trong công việc là thước đo sự hài lòng của người dân”.
Lấy trách nhiệm, sự cầu thị trong công việc là thước đo sự hài lòng của người dân
Đội ngũ cán bộ quản lý đa phần trưởng thành từ cơ sở với chuyên môn giỏi, nhưng chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý, kinh tế... đứng trước các sức ép về công việc với yêu cầu đổi mới về công tác quản lý mang tính tổng hợp, đa ngành như hiện nay đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Nhìn nhận các mặt còn thực hiện chưa hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xác định “Lấy trách nhiệm, sự cầu thị trong công việc là thước đo sự hài lòng của người dân” làm khẩu hiệu triển khai thực hiện đến tất cả các đơn vị trực thuộc Sở.
Ngoài việc tăng cường đầu tư về hạ tầng, nâng cao chất lượng về nhân lực và hoạt động, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng các quy định về văn hóa công vụ, nhất là tinh thần, thái độ ứng xử với người dân, doanh nghiệp. Đây là động thái rõ ràng thể hiện tinh thần cầu thị trong công việc trong lúc khối lượng hồ sơ, thủ tục về tài nguyên và môi trường càng ngày càng lớn. Sở đã chỉ đạo, yêu cầu toàn bộ, nhân viên tiếp nhận, xử lý thông tin, hồ sơ đều phải xây dựng thái độ chuẩn mực, hướng dẫn chu đáo, trách nhiệm cho người dân.
Sở cũng chủ động lấy ý kiến khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân triển khai trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ thông qua nhiều phương thức khác nhau như: việc bố trí hòm thư góp ý, đường dây liên lạc “nóng”; tổ chức các Hội nghị tiếp nhận, lắng nghe ý kiến người dân làm cơ sở đổi mới toàn diện phương thức hoạt động…
Sở cũng thường xuyên kiểm tra công vụ sát sao để ngăn ngừa vi phạm ứng xử của cán bộ, công chức trong làm việc, tiếp xúc với nhân dân.
Mặc dù có nhiều ý kiến, phản ánh về các điểm nóng tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, nhưng các ý kiến phản ánh của người dân về tinh thần, thái độ thiếu chuẩn mực từ cán bộ, công chức công tác tại Sở đến nay hầu như không có. Đây chính là sự cổ vũ, khích lệ để những người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường có thêm động lực để phục vụ nhân dân tốt hơn.
Bên cạnh đó, để hướng đến phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2033/KH-STNMT ngày 23/05/2023 về chuyển đổi số của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2023. Đây là hoạt động quan trọng thể hiện trách nhiệm đối với nhân dân cũng như kỳ vọng đóng góp vào triển khai kết nối liên thông giữa các Bộ, ban, ngành tại địa phương trên cơ sở các ứng dụng, cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, bảo hiểm xã hội, lý lịch tư pháp, doanh nghiệp… Sở tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị chức năng trong tỉnh tổ chức thực hiện chứng thực hồ sơ điện tử cho người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm triển khai hiệu quả hơn các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, qua đó giảm thiểu thời gian, công sức cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Có thể thấy rằng sự hài lòng của người dân đã sớm trở thành “thước đo” kết quả công việc của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa.
Kỳ vọng gì?
Có lẽ, chỉ có người trong ngành tài nguyên và môi trường mới hiểu được sự khó khăn, vất vả cũng như những nỗ lực của các tập thể, cá nhân trong suốt thời gian qua. Các cơ quan chức năng và những người làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương thực sự kỳ vọng có được một cái nhìn khách quan, công tâm, thân thiện hơn của người dân với các quyết sách, cách thức triển khai, xử lý công việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường qua đó chuyển hóa thành các hành động cụ thể hơn, cùng chung tay với ngành để giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại, phát sinh. Chúng ta hãy luôn nhìn nhận ngành tài nguyên và môi trường theo một cách đơn giản nhất đó là “Sinh ra để làm tốt và phấn đấu để làm tốt hơn nữa”.
Tin mới
Tin khác
Thiếu tướng Hoàng Sâm - Người cộng sản kiên trung, nhà chỉ huy quân sự tài năng, người con ưu tú của tỉnh Quảng Bình
Quảng Ngãi: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.