Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối

12/09/2024 08:07 Sản phẩm tái chế
Chương trình do Báo Tiền Phong phối hợp Coca-Cola Việt Nam tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, nhất là sinh viên trong việc xử lý chai, lon đã qua sử dụng. Từ đó, xây dựng thói quen nhỏ, góp phần tạo tác động lớn để hướng tới “một thế giới không rác thải”.

Chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” thu hút được sự tham gia của 5 trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ CHí Minh gồm: Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Đại học Công thương TP.HCM; Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh); Đại học Ngân hàng TP.HCM; Đại học Gia Định.

Các máy thu gom vỏ lon, chai nhựa sẽ được triển khai lắp đặt trực tiếp tại các khu dân cư và 5 trường Đại học. Mỗi trường sẽ đặt hai máy trong thời gian ba tháng.

Sinh viên bỏ rác thải nhựa vào máy để tái chế, giảm thiểu tác hại đến môi trường
Sinh viên tham gia Chơơng trình được hướng dẫn bỏ rác thải nhựa vào máy để tái chế, giảm thiểu tác hại đến môi trường

Chương trình sẽ kỳ vọng các máy sẽ thu nhận được 100.000 vỏ lon, chai nhựa đã qua sử dụng từ giảng viên, sinh viên để xử lý để tái chế ngay trong tháng đầu tiên từ ngày triển khai. Bên cạnh việc truyền thông, hướng dẫn về phân loại và sử dụng máy thu gom, sinh viên các trường còn được tổ chức tham gia thi tài thực hiện clip về chủ đề bảo vệ môi trường bắt đầu từ việc xây dựng và duy trì thói quen thu gom, phân loại, tái chế rác thải nhựa.

Đây là một cơ hội quý báu để sinh viên có những hành động thiết thực cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường nói chung và hạn chế rác thải nhựa vì một hành tinh xanh nói riêng. Đặc biệt, việc sáng tạo các clip chủ đề bảo vệ môi trường là cách để các em lan tỏa nhanh thông điệp đó đến cộng đồng thông qua công nghệ số. Đây cũng là một trong những ý tưởng dài hơi góp phần tăng cường giải pháp thúc đẩy rác thải nhựa không chỉ riêng trong các trường Đại học mà còn trên phạm vi cả nước.

Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn được cùng các đối tác, các trường Đại học góp phần nâng cao ý thức sinh viên trong việc giảm thiểu rác thải nhựa; thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững.

Đại diện 5 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cùng ban tổ chức thực hiện nghi thức phát động chương trình ngày 9-9
Đại diện 5 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cùng ban tổ chức thực hiện nghi thức phát động chương trình

Trong thời gian diễn ra Chương trình, đến hết ngày 13/10/2024, sinh viên các trường Địa học có thể tham gia thu gom vỏ lon, chai nhựa tại các máy thu gom đặt tại 5 trường ĐH gồm: ĐH Quốc tế Hồng Bàng; ĐH Công thương TP.HCM; ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM); ĐH Ngân hàng TP.HCM; ĐH Gia Định.

Cùng với đó, người dân có thể tham gia tại các khu dân cư từ ngày 19/8 đến hết 13/10 tại các điểm: Golden Mansion (119 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận); M-One Nam Sài Gòn (35/12 Bế Văn Cấm, Phường Tân Kiểng, Quận 7); chung cư D1 Phú Lợi (Khu dân cư Phú Lợi, Quận 8); The Park Residence (12 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Phước Kiểng, Nhà Bè).

Hy vọng sau khi triển khai thực hiện thử nghiệm tại 5 trường đại học, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khác và nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ CHí Minh sẽ tiếp tục lan tỏa và nhân rộng để Chương trình xứng đáng với tên gọi “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối”

Phạm Kiên
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động