Cơ chế đấu thầu dành cho giá điện mặt trời
Xây dựng nhà máy điện mặt trời Sê San 4 trị giá 24,2 triệu euroCảnh báo khẩn về thiết bị điện mặt trời có "đường lưỡi bò” phi phápSóc Trăng: Triển khai dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp |
Vừa qua, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính, EVN thống nhất cơ chế đấu thầu phát triển điện mặt trời, báo cáo Thủ tướng để xem xét, ban hành làm cơ sở thực hiện với các dự án còn lại và dự án mới trước ngày 15/12.
Chính phủ lưu ý rằng, phát triển điện mặt trời cần đảm bảo cân bằng hệ thống thoát điện, tránh phát triển ồ ạt làm tác động lớn đến giá thành sản xuất toàn hệ thống điện. |
Theo đó, giá điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 (thời điểm Quyết định 11/2017 hết hiệu lực) sẽ không chia theo vùng, hay áp dụng phương án một giá điện cho tất cả vùng như phương án trình trước đây của Bộ Công Thương. Các dự án điện mặt trời đã áp dụng biểu giá FIT theo Quyết định 11 sẽ không hồi tố, nhà đầu tư được tạo điều kiện để phát triển hợp lý, đảm bảo lợi ích hợp pháp.
Chính phủ cũng lưu ý rằng, phát triển điện mặt trời cần đảm bảo cân bằng hệ thống thoát điện, tránh phát triển ồ ạt làm tác động lớn đến giá thành sản xuất toàn hệ thống điện; đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên là Nhà nước, nhà đầu tư, người dân; chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong quản lý phát triển. Các dự án tuyệt đối không được dùng công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng thấp, tiềm ẩn rủi ro về môi trường.
Ngoài ra, cần tập trung cho những nơi có tiềm năng, lợi thế, phát triển điện mặt trời mái nhà cần được ưu tiên, khuyến khích vì loại này không chiếm đất hay đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối. Đối với giá điện mặt trời áp mái, Chính phủ thống nhất sẽ đưa ra mức giá cố định và giao Bộ Công Thương rà soát, đưa ra biểu giá phù hợp và Chính phủ nhấn mạnh quan điểm "tránh trục lợi chính sách". Theo tờ trình trước đây của Bộ Công Thương, mức giá chung điện mặt trời áp mái là 9,35 cent (tương đương 2.156 đồng) một kWh đến hết năm 2021.
Kết luận của Chính phủ cũng cho rằng việc quản lý quy hoạch phát triển điện mặt trời của Bộ Công Thương còn nhiều tồn tại, hạn chế, như quy mô công suất điện mặt trời bổ sung quy hoạch rất lớn so với dự kiến. Việc quản ký quy hoạch của Bộ Công Thương thiếu khoa học, dự báo còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu điều hành chung; chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, kịp thời để tránh sóng đầu tư ồ ạt, nhất là việc đầu tư quá mức vào một số khu vực gây khó khăn trong truyền tải điện, ảnh hưởng tới vận hành hệ thống điện quốc gia và quyền lợi nhà đầu tư.
Trước đó, nhiều nhà đầu tư cũng bày tỏ lo ngại trước vấn đề quá tải đường dây truyền tải cục bộ và theo dự báo có khi tới năm 2022 – 2023 để cập nhật hệ thống lưới điện, trong khi đó, hiện nay nhiều nhà máy đã phải giảm phát.
Trong một lần chia sẻ, ông Lê Hải Đăng - Trưởng ban Chiến lược Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2019, cả nước đã phát được 2,85 tỷ kWh điện mặt trời, đạt 106,5% kế hoạch năm. Các nhà máy điện mặt trời đưa vào hoạt động nhanh và quy mô lớn trong nửa đầu năm nay, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình thuận dẫn tới tình trạng quá tải cục bộ lưới điện.
“Thông thường, đầu tư xây dựng lưới điện phải mất vài năm mới có thể đi vào hoạt động nhất là khi hiện nay thủ tục xây dựng rất lâu. Trong khi đó, tiến độ từ khi khởi công tới khi hòa lưới điện mặt trời chỉ mất vài tháng nên quá tải cục bộ lưới điện quốc sẽ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới” - ông Đăng cho hay.
Đại diện EVN cho biết thêm, ngay từ khi quyết định, các nhà đầu tư cũng đã lường trước việc quá tải cục bộ của hệ thống truyền tải này. Tuy nhiên, mức giá 9,35 cent/kWh rất hấp dẫn và họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ông Đăng cho rằng không còn giải pháp nào tốt hơn để xử lý vấn đề này ở thời điểm hiện tại. Trước đây, EVN cũng có đề xuất nhà đầu tư lắp thêm hệ thống pin dự trữ để có thể tích điện. Điều này xét về kĩ thuật sẽ rất hiệu quả và giảm áp lực cho đường dây tải điện. Tuy nhiên, vì lí do tài chính và hiệu quả lợi nhuận không cao nên nhà đầu tư không làm.
Về định hướng, Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời, một cách hợp lý. Tuy nhiên, cơ cấu các loại nguồn điện cần được tính toán khoa học, bài bản; chuyển hẳn sang cơ chế đấu thầu, loại bỏ tình trạng xin cho, tập trung xử lý các dự án đã, sắp hoàn thành nhưng không kịp đưa vào vận hành trước 1/7/2019.
Tin khác
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý việc xả nước thải ra môi trường ở các nhà hàng, quán ăn ven biển
Thông tư Quy định phương pháp lập khung giá phát điện của nhà máy điện chất thải rắn và nhà máy điện sinh khối
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.