Dự án lấn biển: Không thể làm bừa!
Bắc Ninh: Phê duyệt đồ án quy hoạch “siêu” đô thị gần 1.700ha Nhiều dự án bất động sản… "ăn cơm trước kẻng" 18 dự án mới đủ điều kiện mở bán ở TP. Hồ Chí Minh |
Dự án lấn biển làm thủy cung Hòn Ngưu ở vị trí đắc địa ngay mặt tiền TP biển Vũng Tàu. |
Các chuyên gia cho rằng, đây không phải là câu chuyện không nên làm, nhưng không phải vị trí nào cũng có thể lấn được. Tại nhiều địa phương, việc lấn biển quy mô lớn để làm dự án, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường có thể gây ra hiện tượng sụt lún ở vùng ven biển.
Hàng loạt dự án “mọc” trên biển
Mới đây nhất là dự án lấp biển để xây dựng thủy cung Hòn Ngưu ở Bãi Trước thuộc Dự án cáp treo Vũng Tàu của Công ty Cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án đã phá nát cảnh quan khu vực bờ biển, khiến dư luận bức xúc.
Dự án với tên gọi “Cụm dịch vụ ga cáp treo và thủy cung Hòn Ngưu”, xây dựng thủy cung Hòn Ngưu và khối khách sạn 22 tầng, tổng diện tích hơn 6,9ha, thuộc địa phận TP. Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư.
Dự án vừa được khởi động đầu tháng 10/2019 nhưng dư luận ở Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng công trình đã phá nát cảnh quan khu vực bờ biển, trong đó ảnh hưởng trực tiếp là bãi tắm Bãi Trước và ảnh hưởng tới Di tích lịch sử quốc gia Bạch Dinh.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng ngay việc thi công dự án thủy cung Hòn Ngưu.
Cũng là câu chuyện lấn biến, tại tỉnh Khánh Hoà năm 2018 UBND tỉnh đã kiểm tra và phát hiện 3 dự án vi phạm việc san lấp ngoài ranh giới dự án được giao, bao gồm dự án Công viên văn hoá, giải trí, thể thao Nha Trang; Dự án Khu nghỉ dưỡng Champarama Resort & Spa; Dự án trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa.
Tương tự, đầu năm 2019, dư luận tại Đà Nẵng cũng xôn xao trước việc dự án Marina Complex lấp một phần sông Hàn để lấy diện tích triển khai các hạng mục bất động sản và bến du thuyền… Sau đó, UBND TP. Nẵng đã có văn bản chỉ đạo tạm dừng thực hiện dự án.
Ngoài ra, còn hàng chục dự án lấn biển khác tại các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho tới Bà Rịa - Vũng Tàu...
Cẩn trọng
Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, câu chuyện lấn biển cần căn cứ vào thực tế điều kiện về hải dương học của khu vực đó. Ví dụ, tại đảo Tuần Châu đã lấn biển hàng trăm ha, nhưng vẫn bảo đảm các điều kiện trên. Đặc biệt, sau khi lấn biển khu vực này đã tạo ra bãi tắm tốt; ngược lại có nhiều vị trí lấn biển lại cần phải xem xét kỹ.
"Đây không phải là câu chuyện không nên làm, nhưng cũng không phải vị trí nào cũng có thể lấn được, đô thị nào cũng lấn được. Chúng ta cần có những tính toán, nghiên cứu phù hợp trên cơ sở khoa học để việc làm này mang lại hiệu quả kinh tế nhưng không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, cảnh quan hoặc ảnh hưởng tới đời sống người dân và các khu vực lân cận" - ông Chính lưu ý.
Ở góc nhìn khác, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu quan điểm: Do yêu cầu phát triển, tại vị trí cụ thể người ta có thể được lấn một phần nào đó mà theo quy hoạch chung không ảnh hưởng đến cảnh quan, hạ tầng,… để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch.
Nhưng quy hoạch khu vực đó, các công trình cần được làm cẩn thận và đặc biệt hạn chế chiều cao, bởi đã lấn ra biển mà xuất hiện một công trình cao tầng như một bức tường sẽ che khuất tầm nhìn, đồng thời không đảm bảo sự ổn định trước vấn đề biến đối khí hậu, ổn định địa chất và ổn định về an toàn.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.