Giải pháp tài chính cho nguồn phát thải ô nhiễm
Công cụ kinh tế và nguồn lực cho quản lý môi trường |
Ô nhiễm không khí hiện được xem là mối đe dọa sức khỏe môi trường lớn nhất thế giới. |
Báo cáo “Thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam của Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Đặng chỉ ra rằng, nguồn gây ô nhiễm cho các thành phố ở Việt Nam chủ yếu là do các họat động giao thông, sản xuất công nghiệp thủ công nghiệp và hoạt động xây dựng, trong đó, hoạt động giao thông chiếm tới 70% tổng bụi phát thải, ước tính đóng góp tới gần 85% lượng khí không màu có độc tính cao (CO).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2018, Hà Nội có mật độ bụi mịn PM2.5 và bụi PM10 trung bình khá cao (40,8), còn Thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ thấp hơn (26,9).
Về thực thi quản lý tro xỉ tại một số nhà máy nhiệt điện đốt than ở miền Bắc như Phả Lại, Hải Phòng, Quảng Ninh trước kia tro xỉ được sử dụng làm bê tông đầm lăn, thì nay một số công ty làm gạch không nung, bê tông đúc sẵn và một số cơ sở nhỏ tự phát làm gạch không nung. Các nhà máy nhiệt điện đốt than ở miền Nam như Vĩnh Tân, Duyên Hải thì tro xỉ chủ yếu được chôn lấp.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày một số tham luận về thực trạng ô nhiễm; tác động xã hội của chất thải rắn đến môi trường; tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe cộng đồng; đồng thời chia sẻ ý kiến cộng đồng, trong đó có các mô hình cộng đồng giảm thiểu phát thải...
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự đã thảo luận và đưa ra một số biện pháp pháp lý hiện tại để bảo vệ môi trường đặc biệt, nhấn mạnh đến kiến nghị về Luật Bảo vệ môi trường bởi bảo vệ môi trường để phát triển bền vững là mục tiêu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia, thuế môi trường, phí môi trường và lệ phí môi trường là các công cụ trong nhóm các giải pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường.
Việc áp dụng thuế và phí trong bảo vệ môi trường là những hình thức thể hiện của nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
Riêng đối với trường hợp của các nhà máy nhiệt điện than, thu phí phát thải cần căn cứ trên lượng và nồng độ của chất gây ô nhiễm không khí, đặc biệt có tính đến yếu tố sức khỏe của cộng đồng./.