Hạt Mắc ca: ruột cho sức khỏe, vỏ cho môi trường

12/06/2024 10:16 Sản phẩm tái chế
Hạt Mắc ca (macca) có nguồn gốc từ nước Úc, hiện nay đang rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hương vị thơm ngon, bùi ngậy, hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng hạt macca đối với sức khỏe cũng là điểm cộng khiến nhiều người yêu thích và lựa chọn loại thực phẩm này. Không những thế, vỏ của hạt mắc ca còn có rất nhiều công dụng “xanh” tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Mắc ca là loại hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Ước tính trong khoảng 28g hạt macca tương đương khoảng 10 hạt macca sẽ có có chứa khoảng 204 calo, 2g protein, 23g chất béo, 3g chất xơ, 4g Carbs, Mangan, đồng, Thiamine, sắt, magie, vitamin,…

Đi kèm với các giá trị dinh dưỡng là rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người mà hạt mắc ca đem, có thể kể đến như: Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rất tốt sức khỏe đường ruột, giúp giảm cân hiệu quả, cải thiện sức khỏe não bộ, phòng chống ung thư và tăng tuổi thọ,…

Hạt Mắc ca: ruột cho sức khỏe, vỏ cho môi trường
Quả mắc ca có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hạt mắc ca có lẽ được nhiều người biết đến vì hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng nếu biết sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, vỏ hạt mắc ca còn mang đến nhiều công dụng mà có thể ít người biết đến.

Vỏ hạt mắc ca là phần ngoài cùng của quả mắc ca, bao bọc lấy phần nhân bên trong. Khi còn non, vỏ mắc ca có màu xanh đậm. Khi già, vỏ dần dần chuyển sang màu nâu.Vỏ hạt mắc ca rất cứng. Để lấy được phần nhân bên trong, người ta cần phải đập bể phần vỏ bên ngoài. Hiện nay, có 2 loại vỏ hạt mắc ca là vỏ sần và vỏ nhẵn. Tuy nhiên, phổ biến nhất trên thị trường là loại vỏ nhẵn.

Trước đây, vỏ mắc ca cũng chỉ được coi là phụ phẩm nông nghiệp với cách xử lý như rác thải là đổ bỏ, cùng với việc mở rộng sản xuất mắc-ca trên toàn cầu dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Với tình hình đó, cần giải pháp để tận dụng phụ phẩm nông nghiệp này, người ta đã nghiên cứu các đặc tính và cũng thấy rằng không chỉ hạt mắc ca mà cả vỏ hạt mắc ca cũng chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, trong đó nhiều nhất là các loại vitamin và protein. Hạt mắc ca đã được tận dụng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm thân thiện môi trường và giảm bớt gánh nặng về rác thải nông nghiệp.

Vỏ hạt mắc ca đã qua chế biến có thể được dùng để sản xuất ra các loại nhựa an toàn và thân thiện với môi trường.Vỏ hạt mắc ca có thể được nghiền thành bột mịn rồi trộn thêm một lượng polymer vừa đủ để tạo ra một loại chất dẻo xanh. Loại chất dẻo này thường được sử dụng phổ biến cho ngành hàng thủ công.Tuy nhiên, công đoạn sản xuất nhựa xanh từ vỏ mắc ca tương đối phức tạp và tốn kém nên nó không phù hợp với việc sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, quả mắc ca có chứa một hàm lượng dầu lớn. Lượng dầu này có nhiều ở phần nhân lẫn phần vỏ. Bởi vậy, vỏ hạt mắc ca có thể được sử dụng như một nguồn nhiên liệu để nấu ăn. Khả năng sinh nhiệt lớn của nó sẽ giúp cho đồ ăn nhanh chín hơn nhưng vẫn giữ được trọn hương vị của món ăn.Ngoài ra, hàm lượng dầu tiết ra từ vỏ hạt mắc ca còn có thể giúp cho lửa cháy lâu hơn nên rất thích hợp để dùng làm than nướng đồ ăn. Sử dụng vỏ hạt mắc ca làm than nướng sẽ không để lại khói gây mùi khó chịu cho các món ăn, mang lại hiệu quả trong việc nấu nướng.

Khi đốt ở nhiệt độ cao, vỏ hạt mắc ca có thể tạo ra than hoạt tính. Loại than này có thể được sử dụng cùng với than carbon để lọc nước và không khí.Than hoạt tính từ vỏ mắc ca có tác dụng giúp nguồn nước và bầu không khí sạch sẽ hơn rất nhiều.

Vỏ hạt mắc ca có thể tự phân hủy thành mùn cưa và phân bón. Mùn từ vỏ hạt mắc ca có công dụng giữ ẩm cho đất đai và hạn chế sự phát triển của các loại cây cỏ trong vườn.Ngoài ra, người ta còn sử dụng vỏ hạt mắc ca phân hủy để làm phân bón cho các vườn ươm cây mắc ca. Loại phân bón này có thể giúp cho cây giống sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng kháng lại sâu bệnh.

Hiện nay, các công ty ở New Zealand, Hawaii và Úc đang tiến hành thử nghiệm sản xuất điện xanh từ vỏ của hạt mắc ca.Công đoạn này được tiến hành bằng cách đun vỏ hạt mắc ca trong nồi hơi và sử dụng hơi nước để phát điện. Tuy nhiên, hàm lượng độ ẩm có trong vỏ mắc ca không đồng nhất. Vì vậy, nồi hơi cần phải được thiết kế đặc biệt để có thể chứa được vỏ hạt mắc ca.

Marc Harrison - Nhà thiết kế đồ gia dụng người Úc đã tiến hành nghiền vỏ hạt mắc ca thành các hạt mịn rồi trộn chúng với một loại polymer và nhào nặn thành những chiếc bát thủ công tuyệt đẹp.Việc tái chế các đồ gia dụng từ vỏ hạt mắc ca đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển vì đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng thân thiện với môi trường và tiết kiệm.

Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Cả nước đồng lòng hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Phiên bản di động