Hệ thống giám sát năng lượng mặt trời thông minh
Cách mạng công nghiệp 4.0: Những lĩnh vực được trông đợi nhất |
Tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc được khởi động năm 2013 bằng việc tái chế cấu trúc cũ nhằm tránh phá dỡ, giảm thiểu chi phí, phế thải và được thiết kế lại theo hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng đèn điện kết hợp cùng hệ thống điện năng lượng mặt trời SolarBK. Bên trong tòa nhà có rất nhiều giếng trời để lấy ánh sáng, giúp tiết kiệm 25-36% lượng điện tiêu thụ cho việc chiếu sáng.
Vật liệu sử dụng trong tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc được lựa chọn theo tiêu chí thân thiện với môi trường. |
Vật liệu sử dụng trong tòa nhà, như trần và vách ngăn cũng được lựa chọn theo tiêu chí thân thiện với môi trường. Các tấm quang điện SolarBK lắp đặt trên mái dự kiến sẽ đáp ứng được 10% nhu cầu điện năng tiêu thụ hàng năm của tòa nhà. Đội ngũ nhân viên làm việc bên trong tòa nhà cũng thực hiện nhiều sáng kiến “xanh” khác, như giảm lượng in ấn; tái sử dụng giấy, nhựa và thủy tinh; tắt đèn mỗi khi rời phòng; đạp xe hoặc đi bộ đi làm.
Nguyên lý hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới tại Tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc như sau: Hệ thống bao gồm 500 tấm pin năng lượng mặt trời IREX công suất 220 Wp lắp đặt trên mái Tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc sẽ chuyển đổi bức xạ mặt trời thành dòng điện một chiều (DC). Dòng điện DC đó sẽ được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC) bởi inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) nhằm tối ưu hóa năng lượng tạo ra từ hệ thống pin mặt trời.
Nguồn điện AC từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện chính của tòa nhà, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện năng song song với nguồn điện lưới, giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới của tòa nhà đang sử dụng.
Hệ thống pin năng lượng mặt trời của Tòa nhà xanh Liên Hiệp Quốc tạo ra tổng sản lượng điện trung bình khoảng hơn 160.600 kWh/năm.
Khi điện lưới bị mất, inverter sẽ nhanh chóng ngắt kết nối với lưới điện. Điều này đảm bảo chắc chắn trong trường hợp lưới mất điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát vào lưới điện gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa. Chức năng này gọi là anti-islanding. Đặc biệt, hệ thống giám sát năng lượng mặt trời thông minh SSOC do SolarBK phát triển được tích hợp vào hệ thống giám sát điện của Tòa nhà giúp các kỹ sư thuận tiện trong quá trình giám sát, điều hành hệ thống. Hệ thống này không cần dùng ắc quy.
Không chỉ đáp ứng 10% nhu cầu điện năng, giải pháp còn tích hợp hệ thống giám sát thông minh SSOC và hệ thống giám sát điện của tòa nhà. Đây là điểm nổi bật mà hệ thống điện mặt trời của SolarBK mà các chuyên gia R&D nghiên cứu và phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, SSOC còn giám sát từ xa hiệu quả hoạt động của hệ thống điện mặt trời áp mái với những chức năng như: Cho phép giám sát online tình trạng hệ thống 24/7; tự động dự báo và đưa ra cách khắc phục các vấn đề của hệ thống; lịch bảo trì tự động theo ngày lắp đặt và tình trạng chi tiết từng thiết bị sau thời gian vận hành.
EVN đánh giá cao nền tảng kỹ thuật, chất lượng của giải pháp và đặc biệt là công nghệ SSOCTM (Solar System Operation Center) – một công nghệ giúp quản lý hệ thống năng lượng mặt trời từ xa. Đây là những tiền đề tốt đẹp để EVN tin tưởng và xem xét triển khai việc lắp hệ thống điện mặt trời tại các trụ sở của điện lực địa phương.
Ngôi nhà Xanh Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã được nhận giải thưởng Lãnh đạo trong Thiết kế và Vận hành Bền vững, hạng mục dành cho trụ sở của tổ chức, của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WorldGBC) trong Lễ trao Giải thưởng Công trình Xanh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức hai năm một lần. Đây là giải thưởng ghi nhận những công trình Xanh mang tính biểu tượng, khuyến khích những sáng tạo trong tương lai và những công ty dẫn đầu đang tạo ra những thay đổi tích cực cho một tương lai tốt đẹp hơn trong toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. |