Hướng phát triển bền vững của ngành dệt may

16/10/2024 08:10 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề xanh hóa và phát triển bền vững ngành dệt may hiện không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng nếu không bị loại khỏi chuỗi cung ứng.
Hướng phát triển bền vững của ngành dệt may
Tổ chức phi lợi nhuận Cotton Incorporated đã đưa ra nhiều sáng kiến hướng tới phát triển bền vững trong ngành bông

Điển hình như tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật bản, những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào thị trường này buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa. Điều này đồng nghĩa các sản phẩm may mặc muốn xuất vào thị trường này phải đáp ứng các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường - xã hội - quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng - môi trường). Vì vậy, nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng cho thị trường lớn này thì các doanh nghiệp buộc phải quyết liệt triển khai lộ trình xanh hóa.

Theo đó, nhiều sáng kiến hướng tới cải thiện tính bền vững và hỗ trợ đổi mới cho sản phẩm bông - nguyên liệu chính của ngành dệt may, nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho ngành dệt may đã được các chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu và đại diện từ các tổ chức liên quan… đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “Cập nhật thị trường bông và dự báo xu hướng tương lai” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo do Công ty Cổ Phần Dệt May Bền Vững (STS) tổ chức, nhằm phân tích về những biến động quan trọng của thị trường bông toàn cầu trong năm 2024. Qua đó, đưa ra những dự báo giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ động nâng sức cạnh tranh trên trường quốc tế, tăng trưởng bền vững.

Cụ thể, trong bối cảnh chứng kiến sự gia tăng đáng kể về nguồn cung bông toàn cầu, cùng với sự hồi phục nhưng còn tiềm ẩn nhiều bất ổn của nhu cầu… Tại hội thảo, các chuyên gia đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc về các yếu tố đang tác động đến thị trường. Cũng như đưa ra những dự đoán và phân tích về cung cầu bông trong tương lai, cũng như xem xét tác động của các yếu tố bên ngoài.

Hướng phát triển bền vững ngành dệt may
Chuyên gia kinh tế Cấp cao đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Cotton Incorporated Jon Devine đề cập đến việc hỗ trợ các nông hộ áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thế giới xanh hơn

Đặc biệt tại hội thảo, đại diện của một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên nghiên cứu, hỗ trợ các nông hộ áp dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thế giới xanh hơn - Cotton Incorporated (Hoa Kỳ) đã đề cập đến các phương thức mà Cotton Incorporated hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành đối phó với biến động giá cả. Đồng thời giới thiệu các chính sách hỗ trợ từ nhiều quốc gia có khả năng định hình lại bức tranh toàn cầu của ngành bông.

Trong đó, diễn giả Jon Devine (Chuyên gia kinh tế Cấp cao của Cotton Incorporated) và ông Jud Griffin (Chuyên gia kinh tế của Cotton Incorporated - CI) đã lần lượt chia sẻ, những phân tích sâu sắc về triển vọng thị trường bông toàn cầu năm 2024/2025. Cũng như những tác động của các chính sách và biến động kinh tế đối với ngành bông.

Đề cập đến các dịch vụ hỗ trợ mà Cotton Incorporated có thể cung cấp cho chuỗi cung ứng bông toàn cầu: CI cung cấp nhiều tài nguyên miễn phí và hỗ trợ cho ngành dệt may, từ thiết kế đến phát triển bền vững. Các dự án nghiên cứu và giáo dục mà CI thực hiện có thể hỗ trợ chuỗi cung ứng bông toàn cầu.

Hướng phát triển bền vững của ngành dệt may
Ông Jud Griffin - Chuyên gia kinh tế của Cotton Incorporated chia sẻ những sáng kiến hướng tới phát triển bền vững nguyên liệu ngành dệt may

Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Cotton Incorporated đã đưa ra nhiều sáng kiến hướng tới phát triển bền vững trong ngành bông. Đây là các sáng kiến nhằm cải thiện tính bền vững và hỗ trợ đổi mới cho sản phẩm bông, điều này phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của ngành dệt may.

Lộ trình hướng tới phát triển bền vững của ngành dệt may

Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.

Và từ năm 2031 - 2035, ngành dệt may sẽ phải phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Thanh Hải

Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động