Ninh Bình:
Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
5 nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương |
Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên vùng biển tỉnh Ninh Bình; 50% ngư cụ khai thác thuỷ sản bị mất hoặc vứt bỏ được thu gom; 80% các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân huỷ; đảm bảo tối thiểu một năm hai lần phát động tổ chức chiến dịch thu gom, làm sạch bờ biển. Thực hiện việc quan trắc hàng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại 2 cửa sông Đáy và sông Càn.
Mục tiêu đến năm 2030, giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên vùng biển tỉnh Ninh Bình; 100% ngư cụ khai thác thuỷ sản bị mất hoặc vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân huỷ. Mở rộng quan trắc hàng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại 2 cửa sông Càn và sông Đáy.
Để đạt mục tiêu trên, Kế hoạch đã nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tăng cường, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển. Trong đó, thực hiện thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển. Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi biển tối thiểu 2 lần/năm.
Bố trí các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường; Tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các khu vực ven sông, cửa sông, khu vực hệ sinh thái biển, rừng ngập mặn, bãi bồi, Cồn Nổi, vùng nước ven biển.
Rác thải nhựa đang gây ra nhiều hệ luỵ về môi trường, hệ sinh thái (ảnh minh họa). |
Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; điều ra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị có liên quan, UBND huyện Kim Sơn định kỳ đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại hai cửa sông Càn và sông Đáy, khu vực ven biển, Cồn Nổi. Chủ trì phối hợp các hoạt động hợp tác quốc tế, triển khai các sáng kiến với cộng đồng quốc tế về quản lý rác thải nhựa đại dương…
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.