Khai thác khoáng sản trái phép có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm

07/07/2023 08:15 Chính sách - Pháp luật
Thời gian gần đây, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô tại nhiều địa phương. Những hoạt động vi phạm này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cũng như đời sống của người dân.

Theo quy định pháp luật hiện hành, thì hoạt động khai thác khoáng sản được là quá trình thực hiện nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm các công đoạn như: Xây dựng mỏ, khai đào, phân loại, và các hoạt động khác có liên quan.

Việc hoạt động này phải có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ – phục hồi môi trường).

Khi cá nhân hoặc tổ chức triển khai việc, khai thác khoáng sản trái phép là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ, tính chất, phạm vi vi phạm.

Khai thác khoáng sản trái phép có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm
Một điểm khai thác đất trái phép

Cụ thể, khai thác khoáng sản trái phép bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Khai thác khoáng sản trái phép là trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình nhưng mục đích không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tùy trường hợp đem cho tặng hay đem bán khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký khối lượng, công suất, khu vực, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh; thu hồi sỏi, cát từ các dự án khơi thông, nạo vét luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng có thể thu hồi với UBND cấp tỉnh.

Khai thác trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư được cho phép đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư, tuy nhiên sản phẩm khai thác lại không sử dụng với mục đích xây dựng dự án đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến đến 100.000.000 đồng. Phải nộp lại số lợi từ việc khai thác trái pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật hình sự 2015. Hành vi này sẽ cấu thành tội trên nếu có đầy đủ 4 dấu hiệu pháp lý như sau: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể.

Trường hợp khai thác khoáng sản trong đất liền, hải đảo, các vùng như nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc khai thác không đúng với nội dung giấy phép được cấp thuộc một trong những trường hợp sau hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nếu phạm tội thuộc các trường hợp tăng nặng như cá nhân đã trình bày trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm kinh doanh hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm

Đình Lĩnh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động