Khí metan vì sao được coi là “sát thủ” của khí hậu trái đất?

21/03/2024 08:57 Tác động môi trường
Nồng độ khí metan trong bầu khí quyển không hề suy giảm qua nhiều năm. Theo tuyên bố mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào năm 2023, dù ít được biết đến hơn so với khí carbon, nhưng việc giảm thiểu lượng khí thải metan cũng vô cùng quan trọng.
Ngành Tài nguyên và Môi trường cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí Xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương năm 2024 TP. Hồ Chí Minh kêu gọi Thụy Điển chia sẻ công nghệ thu giữ carbon

Theo đó, metan là khí thải nhà kính mạnh gấp 80 lần so với carbon dioxide. Nó chịu trách nhiệm cho gần một phần ba hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, metan cũng có một lợi thế hơn so với CO2. Trong khi carbon dioxide tồn tại trong bầu khí quyển hàng trăm năm, thì metan chỉ phân rã sau khoảng một thập kỷ. Do đó, nếu muốn hạn chế sự nóng lên toàn cầu trong thời gian ngắn, thì việc giảm lượng khí thải metan sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc giảm CO2.

Khí metan vì sao được coi là “sát thủ” của khí hậu trái đất?
Khí thải từ ngành công nghiệp năng lượng cũng là một nguồn phát thải khí metan. (Ảnh minh hoạ)

Hai nguồn thải khí metan lớn nhất được cho là xuất phát từ ngành nông nghiệp và năng lượng. Nông nghiệp chiếm 40% lượng khí thải metan toàn cầu. Trong đó, 32% là do chăn nuôi, chủ yếu là do khí thải qua đường tiêu hóa của gia súc và phân bón. 8% còn lại chủ yếu do trồng lúa nước. Bởi vì các cánh đồng lúa nước, được tưới nước liên tục, tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn thải khí metan.

Về lĩnh vực năng lượng thì chiếm tới 35% lượng khí thải metan toàn cầu. Các giếng khí đốt và dầu mỏ, đường ống dẫn khí và cả các mỏ than đá đều thải ra khí này.

Nhằm giảm thiểu lượng khí thải metan đối với ngành nông nghiệp và đặc biệt là chăn nuôi, thì giải pháp hiển nhiên là giảm số lượng gia súc toàn cầu, đặc biệt là ở các nước công nghiệp. Và để thực hiện được điều đó, chúng ta cần thay đổi thói quen tiêu dùng, như ăn ít thịt lại và tăng cường sử dụng các nguồn protein thực vật dưới dạng đậu lăng hoặc đậu hà lan. Ngoài ra, người chăn nuôi cũng có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến, họ có thể sử dụng biện pháp che phủ phân bón và thậm chí sử dụng nó để sản xuất khí sinh học.

Về phía lĩnh vực năng lượng, hiện nay các ngành khai thác đang nắm vai trò chủ đạo. Cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp như sửa chữa rò rỉ khí đốt, hạn chế việc đốt khí dư thừa từ các giếng dầu hoặc mỏ than, và lắp đặt các thiết bị thu gom khí metan.

Hiện nay, việc giảm khí thải metan hiện đang nhận được sự đồng thuận cao. Nhiều quốc gia đã tham gia Hiệp ước toàn cầu để cam kết thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, việc thực thi cụ thể vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Báo cáo theo dõi khí metan toàn cầu năm 2024 được công bố bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế vào ngày 13/3, lượng khí metan thải ra trong năm 2023 gần như không thay đổi so với những năm trước.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Liên hợp quốc, lượng khí thải metan có thể giảm 45% vào năm 2045. Đồng thời, nhiệt độ toàn cầu cũng sẽ giảm 0,3 độ. Nghe có vẻ không nhiều, nhưng trong bối cảnh cấp bách của biến đổi khí hậu, mỗi phần mười độ đều quan trọng.

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động