Khởi đầu cho “lộ trình xanh”: Chú trọng bảo vệ môi trường
Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 Sở hữu trí tuệ trong các FTA thế hệ mới: Cam kết ở mức độ cao và toàn diện |
Chủ đề của Ngày SHTT thế giới 2020 |
Để phát huy hơn nữa vai trò của sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với phát triển kinh tế, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 với kỳ vọng Việt Nam sẽ có những bước tiến vượt bậc, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, phổ biến và hơn thế nữa có thể thương mại hóa sản phẩm sáng tạo, qua đó làm giàu tài sản trí tuệ - một nguồn tài nguyên tạo nên nội lực quốc gia phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững, tạo dựng một “tương lai xanh” cho các thế hệ mai sau.
Trên cơ sở đó, nhiều biện pháp đã được Cục SHTT triển khai nhằm góp phần khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng các thành quả sáng tạo trong khoa học và công nghệ vào mọi mặt của đời sống và sản xuất, góp phần không nhỏ vào thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững.
Trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, các sáng chế ngày càng tập trung vào giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn liên quan đến công nghệ môi trường như: tái chế, làm sạch nước, xử lý khí thải độc hại thanh lọc không khí, bảo toàn năng lượng, hoặc công nghệ xanh theo hướng bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái...
Để Việt Nam có nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích hơn cũng như tăng cường bảo hộ quyền SHTTphục vụ vụ cho phát triển bền vững, cần có sự chung tay chung sức của tất cả các chủ thể, nâng cao nhận thức về vai trò của SHTT trong đổi mới sáng tạo, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong toàn xã hội.
Doanh nghiệp cần phát huy vai trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác tài sản trí tuệ, chủ động và tích cực đồng hành với các trường đại học, viện nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm, công nghệ giải quyết các vấn đề thiết thực của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề môi trường đảm bảo phát triển bền vững; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn trọng quyền SHTT, khuyến khích người tiêu dùng ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ áp dụng công nghệ sạch.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho hệ thống SHTT là phải được vận hành thật sự hiệu quả, kiến tạo cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại hóa tài sản trí tuệ, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để được như vậy, cần hoàn thiện cơ chế và nâng cao năng lực thực thi quyền SHTT; thúc đẩy hợp tác về bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở quy mô khu vực và toàn cầu.