Khuyến khích chuyển đổi công nghệ mới, công nghệ sạch thân thiện môi trường
Phương tiện giao thông sử dụng điện thân thiện môi trường |
khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư áp dụng hoặc chuyển đổi công nghệ mới, thân thiện môi trường. |
Mục đích xây dựng Nghị định là nhằm khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư áp dụng và đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh tế, uy tín, khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế; Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Nghị định được ban hành sẽ áp dụng đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật và có dự án đầu tư áp dụng, chuyển đổi công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ sạch thân thiên môi trường và áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan.
Dự thảo quy định danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ như sau:
1- Công nghệ sơ chế bảo quản hạt nông sản (lúa, ngô, đậu, lạc, cà phê, điều…), rau củ quả và thủy sản;
2- Công nghệ chế biến tinh, chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ở quy mô công nghiệp;
3- Công nghệ chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp;
4- Công nghệ chế biến sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực địa phương, quy mô tập trung.
Trên cơ sở thực tiễn và các quy định đã có tại các văn bản quy phạm pháp luật cấp Quốc hội, Chính phủ và bộ, ngành, Bộ KH&CN đã tập hợp ra 06 nhóm chính sách cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp, tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết quả đánh giá, gồm: Quy định danh mục công nghệ và nhóm đối tượng ứng dụng ưu tiên hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư, đổi mới công nghệ; Chính sách hỗ trợ về KH&CN; Chính sách ưu đãi về đất đai và hạ tầng; về thuế; ưu đãi, hỗ trợ về tài chính; Quy định về nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư, đổi mới công nghệ đối với lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản.
Đối tượng ứng dụng được ưu tiên đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ gồm:
1- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản thuộc các nhóm mặt hàng sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm ưu tiên, sản phẩm quốc gia;
2- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ tại các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu, khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo với quy mô sản xuất công nghiệp;
3- Cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ được phát triển từ các công nghệ làng nghề truyền thống ở quy mô công nghiệp;
4- Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản có dự án đổi mới công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở quy mô công nghiệp lớn, hiện đại.
5- Cơ sở sản xuất, chế biến tận thu phế phụ phẩm (nông, lâm, thủy sản) có dự án đầu tư áp dụng, đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm.