Kon Tum: Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn

06/02/2020 09:08 Quản lý nguồn thải
Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm đẩy mạnh công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện với môi trường; phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế mức độ phát sinh chất thải rắn, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thải rắn gây ra tới môi trường và sức khỏe con người.
Kon Tum: Chung tay thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”
kon tum day manh cong tac quan ly chat thai ran

Phân loại rác trước khi xử lý giúp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đảm bảo đúng các quy định về bảo vệ môi trường; 75% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

90% rác thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được thu gom; 100% trung tâm thương, siêu thị sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy; 90% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa được cải tạo, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

80% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng. 95% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất, phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch phải được xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

Về chất thải rắn công nghiệp thông thường, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; 100% bùn bể tự hoại phát sinh từ khu vực đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; 100% bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải rắn y tế đều được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Kế hoạch đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, như: Tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý; xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các hoạt động tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn và đối với sản phẩm tái chế từ chất thải; đặc biệt là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động