LHQ: Cần 300 tỉ USD để làm chậm quá trình nóng lên của Trái Đất

25/10/2019 11:30 Tác động môi trường
Số tiền 300 tỉ USD có thể được dùng để triển khai các biện pháp đơn giản, có từ lâu đời nhằm giữ lại hàng triệu tấn carbon trong đất - một nguồn tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
Hành trình rác thải nhựa Mỹ đến với "đồng nát" châu Á: Bí mật "bốc mùi" Ngành Hàng không "sưởi ấm" Trái Đất như thế nào? 8 ý tưởng bảo vệ môi trường sáng tạo để “giải cứu Trái Đất”
lhq can 300 ty usd de lam cham qua trinh nong len cua trai dat
Cháy rừng tại Hy Lạp. (Ảnh: AFP/Getty)

Ngày 24/10, các nhà khoa học về môi trường của Liên hợp quốc cho biết thế giới cần 300 tỉ USD để ngăn chặn sự gia tăng của khí thải nhà kính và có thể làm chậm 20 năm quá trình nóng lên của Trái Đất.

Số tiền này tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của Chile hoặc chi tiêu quân sự toàn cầu trong vòng 60 ngày.

Theo các nhà khoa học về môi trường Liên hợp quốc, số tiền trên có thể được dùng để triển khai các biện pháp đơn giản, có từ lâu đời nhằm giữ lại hàng triệu tấn carbon trong đất - một nguồn tài nguyên đang bị khai thác quá mức.

Chuyên gia hàng đầu Barron Orr đánh giá: "Chúng ta đã đánh mất chức năng sinh học của đất. Chúng ta phải đảo ngược điều đó. Nếu chúng ta làm được điều đó, chúng ta đang biến đất trở thành phần lớn của giải pháp chống biến đổi khí hậu".

Trong khi đó, Trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), ông Rene Castro Salazar cho biết hiện có khoảng 2 tỉ hecta đất trên toàn thế giới bị suy thoái do khai thác quá mức. Quá trình này đang gia tăng do nạn phá rừng và các yếu tố chủ quan khác của con người, trong đó chỉ có 900 triệu hecta đất có khả năng khôi phục.

Các nhà khoa học cho rằng việc biến những vùng đất khô cằn thành các đồng cỏ, vùng cây lương thực hoặc cây xanh sẽ chuyển đổi đủ lượng carbon thành sinh khối để ổn định lượng khí thải nhà kính trong vòng 15 đến 20 năm, đủ để giúp thế giới có thời gian áp dụng các công nghệ trung hòa carbon.

Tháng trước, tại hội nghị của Liên hợp quốc về sa mạc hóa ở New Delhi (Ấn Độ), 196 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra cam kết chung, trong đó mỗi quốc gia sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục đất đai bị cằn cỗi vào năm 2030.

Theo TTXVN
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động