Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư ở Nghệ An

06/02/2024 08:03 Kinh tế, xã hội
Thông qua các hoạt động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nên năm 2023, Nghệ An tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và tiếp tục lọt vào tốp 10 địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước.

Những kết quả ấn tượng trong năm 2023

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước. Trong đó, Nghị quyết đã xác định 1 trong 3 khâu đột phá là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư ở Nghệ An

Hội thảo “Khám phá cơ hội đầu tư vào Nghệ An” được tổ chức tại thủ đô New Delhi, trong chuyến thăm, làm việc tại Ấn Độ. Ảnh: Thành Duy

Kết quả thu hút đầu tư năm 2023 đạt nhiều kết quả rất tích cực, tiếp tục là điểm sáng nổi bật, thể hiện trên 5 phương diện: như số lượng dự án FDI tăng mạnh, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay; vốn đăng ký đầu tư vượt mục tiêu đề ra; cơ cấu thu hút đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng số lượng dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài; lĩnh vực đầu tư chuyển mạnh sang sản xuất công nghiệp và địa bàn thu hút đầu tư chủ yếu tập trung vào Khu kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp, là động lực tăng trưởng của tỉnh. Đặc biệt, trong năm 2023 đã hoàn thành chấp thuận chủ trương đầu tư cho 02 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (Khu công nghiệp Thọ Lộc giai đoạn 1 quy mô 500ha tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 08/02/2023; Khu công nghiệp Hoàng Mai II quy mô 334,79ha tại Quyết định số 1164/QĐ- TTg ngày 09/10/2023).

Tính đến ngày 20/11/2023, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp mới (chấp thuận chủ trương đầu tư/cấp GCNĐKĐT) cho 104 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 39.634,2 tỷ đồng. Điều chỉnh 151 lượt dự án, trong đó điều chỉnh 42 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 6.455,6 tỷ đồng. Tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh là 46.089,8 tỷ đồng, gấp 1,38 lần mục tiêu đề ra (mục tiêu năm 2023 thu hút vốn đầu tư 32.000-35.000 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm 2022, số lượng dự án cấp mới tăng 13%, tổng vốn đăng ký cấp mới gấp 1,4 lần.

Đặc biệt, năm 2023, tỉnh Nghệ An tiếp tục nằm trong tốp 10 địa phương thu FDI lớn nhất cả nước. Tính đến ngày 20/11/2023, thu hút được 15 dự án FDI và điều chỉnh vốn cho 10 dự án FDI; tổng số vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh là 1.298,07 triệu USD (dự kiến cả năm 2023 đạt khoảng 1,5 tỷ USD), trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như: Nhà máy sản xuất thanh silic đơn tinh thể và đĩa bán dẫn (Runergy PV Technology (Thailand) Co.,Ltd: 440 triệu USD); Dự án Công ty TNHH Innovation Precision Việt Nam (165 triệu USD); Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Thọ Lộc (giai đoạn1) thuộc Quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (164,6 triệu USD); Dự án đầu tư cơ sở mới Sunny Automotive Quang Học Vina (150 USD); Công ty TNHH Fu Wing Interconnect Technology (Nghệ An) (100 triệu USD)…; điều chỉnh Dự án Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ VSIP Nghệ An tăng 92,93 triệu USD...

Chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh của Nghệ An năm 2022 có cải thiện tích cực như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 23/63 tỉnh, thành trong cả nước, tăng 7 bậc so với năm 2021; Chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 16 (tăng 1 bậc so với năm 2021); Chỉ số quản trị hành chính công xếp thứ 17. Đặc biệt, Chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp (SIPAS) xếp thứ 14 (tăng 21 bậc so với năm 2021). Năm 2023 cũng là năm đầu tiên tỉnh tổ chức đánh giá và công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI).

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh năm 2023 với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 1.292,05 triệu USD (vượt 158,4% KH), đây là mức đầu tư cao nhất từ trước đến nay, Nghệ An lọt vào tốp 10 địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cả nước trong 2 năm liên tiếp.

Có được điều này là do tỉnh Nghệ An đã đổi mới các hoạt động xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư cùng những chính sách hỗ trợ hiệu quả, từ đó góp phần thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào tỉnh Nghệ An.

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh

Để đạt được các mục tiêu trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư Nghệ An giai đoạn 2021 – 2025 và phát triển doanh nghiệp Nghệ An đến năm 2025, Nghệ An cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: Tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư đa dạng bằng nhiều phương thức, có trọng tâm, trọng điểm. Chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, tổ chức, đối tác trong và ngoài nước, các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các nhà đầu tư hiện hữu trên địa bàn tỉnh để quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của tỉnh Nghệ An. Lồng ghép các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh vào các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành trung ương; phối hợp hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại, du lịch. Đẩy mạnh hoạt động kết nối đầu tư với các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống như: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,...; đồng thời mở rộng thu hút các đối tác tiềm năng của Hoa Kỳ, Châu Âu. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các tham tán đầu tư của Việt Nam tại nước ngoài và tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như: AusCham; Kotra, Jetro, EuroCham, KCCI,...

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư ở Nghệ An

Ông Thái Thanh Quý, Uỷ viên BCH Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An thăm, nghe giới thiệu về các sản phẩm của Motherson, một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất linh kiện ô tô và mong muốn được hợp tác với tập đoàn tại Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Tập trung hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án mở rộng khu kinh tế Đông Nam và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An; quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức năng trong khu kinh tế theo đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đến năm 2040 đã được phê duyệt; quy hoạch phân khu xây dựng các khu công nghiệp ngoài khu kinh tế theo Quy hoạch tỉnh. Hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB, triển khai xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp Thọ Lộc giai đoạn 1 (500,0ha), KCN Hoàng Mai II (334,79ha); thành lập mới các KCN WHA Industrial Zone 2, Thọ Lộc B, Nghĩa Đàn để sẵn sàng quỹ đất sạch phục vụ thu hút đầutư.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là các chỉ số thành phần còn đạt thấp. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành với các nhà đầu tư, các cuộc giao ban với các hiệp hội doanh nghiệp để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu đầu tư, triển khai thực hiện dự án và trong suốt quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh nhà, tạo hiệu ứng lan tỏa, tác động tích cực tới nhà đầu tưmới.

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 01/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 14/7/2022 của HĐND tỉnh về tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án treo, dự án chậm tiến độ và dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn tỉnh. cường kiểmtra,giámsátviệctriểnkhaithựchiệndựáncủanhàđầutưtheotiếnđộđã đăng ký; định kỳ đánh giá đầu tư theo quy định; giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư ở Nghệ An
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện 6 dự án vào Khu Kinh tế Đông Nam với tổng mức đăng ký đầu tư đạt 390 triệu USD, tương đương hơn 9.555 tỷ đồng vào sáng ngày 13/1. ảnh: Thành Cường

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có cơ chế, chính sách riêng đối với các nhà đầu tư đã vào tỉnh và đang hoạt động hiệu quả. Ðẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư tại các khu công nghiệp đã có cơ sở hạ tầng, có mặt bằng thông qua việc xây dựng, điều chỉnh giá thuê đất phù hợp thực tiễn của địa phương, có tính cạnh tranh cao.

Trong đó, phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Đồng thời, ưu tiên các nguồn lực để đầu tư xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông, cảng biển, đô thị, cụm công nghiệp và hệ thống logistics.

Chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ. Ngoài ra, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo phân tích làm rõ các chỉ tiêu thành phần, thông số ảnh hưởng tới chỉ số PCI và đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, cải thiện chỉ số PCI trong thời gian tới.

Chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tại chỗ. Ngoài ra, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan báo cáo phân tích làm rõ các chỉ tiêu thành phần, thông số ảnh hưởng tới chỉ số PCI và đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, cải thiện chỉ số PCI trong thời gian tới.

An Hưng

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động