Nhật Bản: Mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệp thân thiện môi trường
Làng chài Sarufutsu nằm ở phía bắc Hokkaido, hòn đảo chính ở cực bắc của Nhật Bản. Đội tàu của Sarufutsu là một trong những công ty khai thác sò điệp lớn nhất Nhật Bản. Ước tính, hợp tác xã của ngư dân trong làng đánh bắt khoảng hơn 40.000 tấn nhuyễn thể có vỏ hàng năm. Đây là ngôi làng giàu nhất nước Nhật chủ yếu nhờ những con sò được ngư dân kéo lên từ vùng biển Okhotsk, tại đây sò được chế biến, sấy khô sau đó xuất khẩu tới Hồng Kông và nhiều nơi khác như là một nguyên liệu cao cấp trong ẩm thực Trung Quốc.
Năm 2021, việc xuất khẩu vỏ sò sang các nước khác để tái sử dụng đã kết thúc. Hậu quả là vỏ sò chất đống trong làng, trở thành núi rác khổng lồ. Để giải quyết vấn đề đó, mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệp tái chế và nhựa thân thiện với môi trường, giúp giảm rác thải biển.
Mũ bảo hiểm làm từ nhựa thân thiện môi trường và vỏ sò điệp tái chế. |
HOTAMET được thiết kế theo kiểu mô phỏng sinh học và giúp giảm rác thải biển. Mũ bảo hiểm sử dụng những đường gờ và dốc của vỏ sò để nhắc nhở người đội rằng vật dụng trên đầu làm từ vỏ sò tái chế. Chiếc mũ cũng được làm phồng lên để phù hợp với đầu người. Việc sử dụng vỏ sò làm vật liệu duy nhất không tối ưu, do đó, các chuyên gia đã bổ sung nhựa thân thiện với môi trường để mang lại đặc tính cứng chắc và nhẹ.
Mũ bảo hiểm vỏ sò điệp chỉ nặng khoảng 400 gram. Nhóm chế tạo tin rằng việc ứng dụng cấu trúc gờ nổi đặc biệt của vỏ sò, độ bền của mũ bảo hiểm sẽ tăng khoảng 30% so với hình dạng thông thường.
Hình dạng vỏ sò của HOTAMET không chỉ trông bắt mắt mà còn hữu dụng. Từ phát triển vật liệu đến thiết kế, nhóm chế tạo hướng tới việc tạo ra những sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường. Mũ bảo hiểm nhẹ, chắc chắn và có thiết kế đơn giản. Do đó, có thể sử dụng trong thời gian dài với nhiều tình huống khác nhau như phòng chống thiên tai, lái xe đạp và làm việc tại công trường.