Hà Tĩnh:

Nhiều mô hình sản xuất trong làng nghề mang lại lợi ích kép

13/03/2020 08:35 Địa phương
Hà Tĩnh hiện có 30 làng nghề truyền thống, trong đó có năm làng nghề và tám nghề truyền thống được công nhận. Nhận thức được ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gây ô nhiễm đến môi trường, làm giảm hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân ở các làng nghề đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường.
Nhận diện ô nhiễm làng nghề
nhieu mo hinh san xuat trong lang nghe mang lai loi ich kep

Mô hình lò phun DU được đưa vào sử dụng và tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, đã tránh được ô nhiễm không khí.

Điển hình là ở làng nghề mộc xã Thái Yên, huyện Đức Thọ hiện có hơn 1.000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gỗ, mỹ nghệ cao cấp thì có trên 80% doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn xã đã chủ động ứng dụng công nghệ để tự động hóa sản xuất mộc, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và hạn chế được ô nhiễm môi trường. Các hộ dân làng nghề mộc Thái Yên đã đưa vào sử dụng Lò phun DU – một thiết bị công nghệ hiện đại vừa đảm bảo được năng suất sản xuất, đồng thời giảm thải được ô nhiễm môi trường hiệu quả. Lò phun DU được đưa vào sử dụng và tách biệt hoàn toàn với khu dân cư, đã tránh được ô nhiễm không khí và tác động trực tiếp đến con người.Các thiết bị sản xuất khác của nghề mộc, như: Máy tiện vi tính, máy liên hoàn bào, đục… được “cách âm” bằng việc xây kín tường bao quanh, vì thế, đã hạn chế triệt để âm thanh truyền ra ngoài; đồng thời hạn chế sự phát tán các loại bụi ra bên ngoài. Mùn cưa, bụi gỗ được thu mua tại chỗ, người dân vừa kiếm thêm thu nhập lại giải quyết được bụi, rác.

Ở các làng nghề chế biến thực phẩm, như nghề làm nước mắm, chế biến thủy hải sản ở huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… bà con áp dụng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời (NLMT) vào sản xuất và chế biến nước mắm mang hiệu quả kinh tế cao và giảm áp lực cho môi trường. Ngay từ năm 2014, các làng nghề nước mắm xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh; xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà bà con đã sử dụng NLMT vào sản xuất. Sử dụng tấm thu NLMT có kết cấu làm từ ống innox sơn đen với kính phủ trên, làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng, tăng nhiệt độ nước cốt chiết xuất từ thùng chứa lên nhiệt độ tối ưu cho quá trình lên men. Với kết cấu như vậy, việc sản xuất nước mắm của các hộ dân đã được cải thiện đáng kể. Toàn bộ hệ thống từ thùng chứa đến bộ thu NLMT kín nên tránh được mùi hôi, ruồi nhặng không tiếp xúc được, qua đó, khắc phục tối đa ô nhiễm môi trường và nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm.

nhieu mo hinh san xuat trong lang nghe mang lai loi ich kep
Mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời vào sản xuất nước mắm mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường.

Có thể thấy, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tại một số làng nghề ở Hà Tĩnh được xem là giải pháp hữu hiệu vừa duy trì được làng nghề truyền thống vừa bảo vệ được môi trường. Tuy nhiên, để áp dụng rộng rãi phương án này thì cần phải đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích nhân rộng mô hình.

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động