Nội địa hóa công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng tại Việt Nam
Khoảng cách an toàn về môi trường đối với cơ sở xử lý chất thải rắn TP.HCM tốn 2.000 tỉ đồng xử lý rác thải hàng năm Phải thay đổi công nghệ xử lý rác thải |
Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R là một quy trình khép kín của quá trình xử lý rác thải hữu cơ phát điện, từ khâu thu gom, sấy khô, đốt, nghiền rác... đến khâu phát điện. Hệ thống gồm xe điện thu gom rác và hệ thống xử lý rác thải hữu cơ không phát thải CO2.
Rác hữu cơ được thu gom bằng xe điện và dùng chính điện được tạo ra từ quá trình xử lý rác mà xe mang về để sạc ngược lại cho xe, tạo nên quy trình khép kín. Ngoài ra, công nghệ này cho phép giải quyết bài toán xử lý rác hữu cơ để chuyển hóa thành điện năng hoặc nhiệt năng với hiệu suất cao.
Xe điện thu gom rác của công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R - Ảnh: Mai Nhiệm. |
Theo ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc điều hành Sihub, sau khi tiếp nhận dự án từ Chính phủ Nhật Bản, Sihub đã nghiên cứu cho phù hợp với nguồn rác thải đa dạng tại Việt Nam (như nhiều chủng loại, rác thải có độ ẩm khá cao, khoảng 70-80%), nội địa hóa và không ngừng cải tiến thành dòng sản phẩm phù hợp bằng cách tích hợp vào những công trình hiện đại. Thời gian tới, Tập đoàn Milai và Sihub sẽ chuyển giao công nghệ, nội địa hóa công nghệ này tại Việt Nam.
Ông Ichiro Hatayama - Chủ tịch Tập đoàn Milai cho biết, công nghệ 6R có một số ưu điểm nổi bật có thể ứng dụng rộng rãi, hiệu quả tại Việt Nam. Đây không chỉ là hệ thống xử lý rác thải thông thường mà còn đi kèm xe điện vận chuyển rác chạy bằng năng lượng từ xử lý rác thải đó, thay cho xe chạy bằng dầu diesel như hiện nay. Ngoài ra, với công suất thiết kế khá đa dạng, từ 100kg đến 25 tấn/ngày/máy nên có thể sử dụng ở các vùng với nhu cầu khác nhau. Công nghệ được thiết kế tại Nhật Bản nhưng sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam do vậy khá thuận lợi để chuyển giao, thương mại.
Công nghệ xử lý rác thải hữu cơ tái tạo năng lượng 6R của Nhật Bản là Dự án được Bộ Môi trường Nhật Bản hỗ trợ và Trung tâm Môi trường thế giới của Nhật Bản (GEC) quản lý. Hiệu quả của dự án đã được Sihub triển khai kiểm chứng trong hơn 5 tháng thí điểm xử lý mẫu nguồn rác từ chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức năm 2018.
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.